Mỹ "vấp phải đá tảng", Nga phản công

Bảo Lam |

Mỹ đang tích cực chuyển đổi sang các loại vũ khí mới, bao gồm cả siêu thanh và sẽ đưa mối đe dọa đối với Nga lên một tầm cao mới. Liệu Nga có cách nào để hóa giải?

Mới đây, chuyên gia quân sự Nga Alexander Timokhin có bài viết nhan đề "США столкнулись с проблемами в разработке оружия против России - Mỹ vấp phải những vấn đề trong nghiên cứu chế tạo vũ khí chống lại Nga" trong đó phân tích những khó khăn mà Mỹ đang phải đối mặt và Nga có thể hóa giải dễ dàng đến thế nào.

Theo chuyên gia người Nga này, Mỹ đang đưa ra những kế hoạch nhằm tích cực chuyển đổi sang các loại vũ khí mới, bao gồm cả siêu thanh.

Tuy vậy, một số tuyên bố về đề tài này nghe như có vẻ rỗng tuếch, thậm chí Mỹ không thể hiện thực hoá được về cả phương diện kỹ thuật, lẫn tài chính nhưng nói cho công bằng thì những dự án của Mỹ vẫn là mối đe doạ trực tiếp đối với Nga.

Mỹ tiếp tục phát đi những tin tức đáng quan tâm về tương lai của hạm đội hải quân nước này. Lần này, người cung cấp thông tin chính là cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump, ngài Robert O’Brien.

Ông O’Brien tuyên bố cụ thể như sau: "Chương trình triển khai tấn công bằng các phương tiện phi hạt nhân (Conventional Prompt Strike - CPS) của Hải quân Mỹ có tính tới việc sử dụng những tên lửa siêu thanh tầm xa.

Ban đầu, những tàu ngầm lớp Virginia và các khu trục hạm lớp Zumwalt mới sẽ có những khả năng này nhưng theo thời gian, cả các khu trục hạm lớp Arleigh Burke cũng có được những khả năng như thế.

Tuyên bố lạ lùng, và thậm chí còn khó hiểu đối với ngay cả những người Mỹ. Việc vũ khí được chế tạo theo chương trình CPS không thể lắp đặt trên bất cứ khu trục hạm nào là điều đương nhiên.

Nhưng ông O’Brien đã sử dụng từ "capability" (khả năng), điều có thể có nghĩa là các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và Zumwalt sẽ có khả năng tấn công bằng vũ khí siêu thanh tầm xa, có thể, bằng một tên lửa khác.

Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp này, sẽ vẫn xuất hiện những câu hỏi đối với cả các kế hoạch mới được công bố về việc tăng lực lượng Hải quân lên hơn 500 tàu chiến, với nhiều tàu cỡ nhỏ hơn thay vì các tàu tuần dương và khu trục cỡ lớn.

Với các tên lửa siêu thanh, tình hình cũng không khác - việc triển khai chúng trên những tàu chiến đã hoàn thiện sẽ dẫn tới một loạt các vấn đề rất phức tạp.

Mỹ vấp phải đá tảng, Nga phản công - Ảnh 2.

Tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ

Vấn đề thiết bị phóng

Bệ phóng chủ lực dành cho các loại tên lửa trong Hải quân Mỹ là loại phóng thẳng đứng Mk.41, có khả năng bố trí mọi tên lửa hiện có của Mỹ như tên lửa phòng không Standard SM-2,3 và 6, tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm VL-ASROC.

Hiện nay, Mỹ đang chế tạo phương án tên lửa chống hạm tầm xa LRASM và chúng cũng sẽ được triển khai từ thiết bị phóng này.

Thiết kế như vậy sẽ biến chiến hạm trở nên đa năng - đối với các nhiệm vụ phòng không, nó gần như có thể được trang bị toàn bộ bằng những tên lửa phòng không, để tấn công trên bộ nó có thể mang hàng chục tên lửa hành trình.

Tất cả có lẽ sẽ là tuyệt hảo với những bệ phóng này, nếu như không phải là một chi tiết - người Mỹ không tính được kích thước của chúng. Trước đây, vào thời kỳ "tiền siêu thanh", điều này không hề có ý nghĩa. Nhưng bây giờ thì lại có.

Mỹ có thể chế tạo tên lửa siêu thanh để tấn công đất liền phóng từ bệ Mk.41 và liệu chúng sẽ đạt được vận tốc cần thiết hay không? Có thể, nhưng đầu đạn sẽ không nặng và tầm bắn không đủ xa bởi chúng nhỏ hơn hẳn những tên lửa siêu thanh tương lai dành cho những tàu ngầm hoặc Quân đội Mỹ.

Ông O’Brien không đả động gì đến đề tài này, nhưng "Luật về quốc phòng an ninh 2020" yêu cầu Hải quân Mỹ nghiên cứu việc có thể triển khai các tên lửa siêu thanh của chương trình CPS trên những tàu chiến mặt nước hay không. Có đúng thế hay không?

Chỉ nếu như thay thế các bệ phóng trên tất cả những tàu chiến của Mỹ. Và ở đây, người Mỹ gặp phải những vấn đề hết sức nan giải.

Thứ nhất, đến thời điểm khi vũ khí siêu thanh của Hải quân Mỹ được biên chế, các tàu khu trục lớn Arleigh Burke đầu tiên sẽ rất lỗi thời. Sẽ vô nghĩa khi triển khai trên những tàu chiến này. Chỉ riêng điều này thôi cũng đủ làm mất đi giá trị của tuyên bố do ông O’Brien đưa ra.

Thứ hai, nỗ lực lắp đặt thiết bị phóng mới cho tàu chiến sẽ khiến phải bố trí lại nhiều thứ. Thiết bị mới cần phải cao hơn, trọng tâm của tàu sẽ tăng dù không nhiều, nó sẽ tác động thế nào tới sự ổn định - đó là câu hỏi đang bỏ ngỏ.

Thứ ba, xuất hiện câu hỏi liên quan tới việc giảm bớt số đạn. Đường kính của ống phóng tiêu chuẩn của Mỹ hiện tại đang nhỏ hơn khoảng 30cm so với yêu cầu của tên lửa thế hệ mới, điều đó có nghĩa rằng nếu dùng bệ phóng Mk.41, với tên lửa có kích thước lớn hơn thì chúng sẽ chỉ mang được số đạn ít hơn.

Cũng xuất hiện những câu hỏi về áp lực phóng khi quả tên lửa rời khỏi thiết bị phóng - chúng không thể tăng bất tận và chưa chắc kết cấu của Arleigh Burke đã chịu được.

Thứ tư, đặt ra câu hỏi liên quan tới vấn đề tài chính. Các thiết bị phóng khá tốn kém, và chi phí nghiên cứu chế tạo chúng rất cao, và việc bố trí lại các tàu chiến cũng ngốn nhiều tiền.

Bên cạnh đó, trong Hải quân Mỹ có những thuyền trưởng thậm chí chưa bao giờ tham chiến trên chính chiếc tàu mình chỉ huy, có những chỉ huy tàu ngầm mà từ thời điểm được bổ nhiệm đến nay vẫn hoàn toàn chưa một lần ra khơi.

Mỹ vấp phải đá tảng, Nga phản công - Ảnh 4.

Tàu ngầm tấn công của Hải quân Mỹ

Không nên nói rằng Hạm đội hải quân Mỹ đang rệu rã, không phải vậy, nhưng ở đó có không ít vấn đề, và nhiều vấn đề trong số đó cần phải đầu tư công sức để giải quyết.

Và điều này nếu không tính tới những tuyên bố của ông O’Brien về việc các tên lửa siêu thanh cần phải xuất hiện trên cả tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt - trên những chiếc khu trục hạm này vốn hoàn toàn không có Mk.41 và để lắp đặt vũ khí tấn công bằng tên lửa lên đó, sẽ phải tốn nhiều công sức.

Nói chung, tất cả trông như lời sáo rộng. Mỹ nhiều khả năng sẽ không thể làm những gì ông O’Brien nói. Đó là nhiệm vụ quá quy mô và quá đắt đỏ.

Điều này được khẳng định gián tiếp bằng những tốc độ rất chậm chễ mà người Mỹ đã chứng minh khi nâng cấp các hệ thống thông tin-điều khiển cần thiết trên các khu trục hạm lớp Arleigh Burke để tái vũ trang cho chúng những tên lửa phòng không SM-6 hiện đại.

Thậm chí công tác hiện đại hoá cần thiết sống còn đã diễn ra chậm chạp và đáng buồn. Mà khối lượng công việc ở đó không thể so sánh với việc thay thế các thiết bị phóng mới. Nhưng cái gì cần, có thể Mỹ sẽ vẫn hoàn thành.

Phương án có thể

Vấn đề ở chỗ việc chuyển sang thiết bị phóng mới dành cho Hải quân Mỹ đúng là đã chín muồi, thậm chí không hề liên quan tới việc Hạm đội hải quân sẽ có tên lửa siêu thanh trên các tàu chiến mặt nước để tấn công bờ biển hay không.

Người Mỹ có lý do thực sự để bắt đầu công việc với những thiết bị phóng mới ngay bây giờ, và tên của lý do này - đó là tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon của Nga.

Mỹ vấp phải đá tảng, Nga phản công - Ảnh 5.

Tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon của Nga

Thậm chí nếu như phỏng đoán rằng quả tên lửa này chỉ triển khai trên các tàu chiến và tàu ngầm của Nga, thì đương nhiên thứ gì đó tương tự sớm hay muộn cũng sẽ xuất hiện trong tay Trung Quốc, và trên cả các máy bay nữa.

Và khi đó Mỹ sẽ rất cần hệ thống phòng không có thể chống lại được tên lửa siêu thanh. Chế tạo tên lửa đánh chặn mà bắn hạ mục tiêu siêu thanh một cách trực diện và được triển khai trong thiết bị phóng tiêu chuẩn là điều Mỹ hoàn toàn có thể làm được.

Còn chế tạo quả tên lửa, mà vẫn với kích cỡ đó có thể đánh chặn được quả tên lửa đang phóng về chiếc tàu chiến khác thì hoàn toàn không.

Và điều đó sẽ biến hệ thống phòng thủ tập thể của nhóm tàu chiến trên biển là không thể, và các tàu chiến cần tập hợp thành một "bó". Điều này sẽ biến nhiệm vụ đập tan Hạm đội Hải quân Mỹ là nhiệm vụ không mấy khó khăn với những đối thủ sừng sỏ.

Bây giờ đúng là thời điểm khi người Mỹ cần phải bắt đầu. Nhưng làm thế nào để thoát ra khỏi vấn đề quy mô và chi phí của dự án này?

Câu trả lời chỉ có một - chỉ thay một phần những thiết bị trên một phần các tàu chiến hiện có, còn lại những thiết bị mới chỉ lắp đặt trên các tàu chiến mới.

Lấy ví dụ, tất cả những khu trục hạm hơn 20 năm tuổi tự động bị loại khỏi chương trình, chỉ bắt đầu thay thế một số thiết bị cho những tàu chiến mới hơn. Hoặc có thể 15 năm tuổi tuỳ thuộc lựa chọn của giới chức cấp cao. Đây chính là điều Hải quân Mỹ nên làm, dù tốn không ít thời gian.

Nga cần theo dõi sát sao diễn biến tình hình trong Hải quân Mỹ. Nếu người Mỹ đúng là sẽ bắt đầu nghiên cứu chế tạo những thiết bị phóng mới, thì cần áp dụng đòn phản công ngay lập tức.

Đối với Nga, sẽ không thể tồi tệ hơn nếu như Mỹ chế tạo được tên lửa siêu thanh để tấn công đất liền được phóng từ thiết bị tiêu chuẩn, thậm chí nếu như nó có tầm bắn gần.

Điều đó sẽ đưa mối đe doạ của Mỹ đối với Nga lên một tầm cao mới. Nhưng thậm chí nều điều đó có xảy ra, thì cũng chưa thể ngay lập tức, nên vẫn còn thời gian để Nga áp dụng đòn phản công.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại