Tức tối với Trung Quốc, dân Ấn Độ hối thúc: Hãy đưa S-400 vào trực chiến ngay lập tức!

Trà Khánh |

Trước tình hình căng thẳng ở biên giới, truyền thông Ấn Độ đang kêu gọi Nga sớm bàn giao các hệ thống phòng không S-400 cho nước này theo hợp đồng được hai bên ký vào năm 2018.

Xung đột biên giới với Trung Quốc đang trở thành đề tài nóng được dư luận Ấn Độ đặc biệt quan tâm trong những ngày qua, nhất là sau vụ đụng độ đẫm máu tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng vào hôm 15/6.

Ngoài các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc bùng phát trên khắp Ấn Độ, truyền thông nước này còn kêu gọi Moscow sớm bàn giao các hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumph cho New Delhi theo hợp đồng trị giá hơn 5,4 tỷ USD được hai bên ký từ năm 2018.

Dư luận Ấn Độ cho rằng: "Các binh sĩ Ấn Độ đã được huấn luyện sử dụng S-400, vì vậy người Nga hay giao hệ thống phòng không này cho chúng tôi ngay bây giờ. S-400 sẽ được đưa đến biên giới với Trung Quốc, kèm theo đó là những chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI mang theo tên lửa BrahMos."

Tức tối với Trung Quốc, dân Ấn Độ hối thúc: Hãy đưa S-400 vào trực chiến ngay lập tức! - Ảnh 1.

Su-30MKI thử nghiệm tên lửa BrahMos-A vào cuối năm 2019. Ảnh: Không quân Ấn Độ.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên dư luận Ấn Độ hối thúc Nga sớm bàn giao các hệ thống phòng S-400. Theo dự kiến Nga sẽ chuyển giao các hệ thống S-400 đầu tiên cho Ấn Độ trong năm nay, quá trình thực hiện hợp đồng sẽ kéo dài tới tận năm 2025.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng sở hữu S-400, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ đưa hệ thống phòng không mạnh nhất của họ đến gần khu vực tranh chấp ở Ladakh nếu xung đột leo thang mất kiểm soát.

Ngoài hệ thống S-400, truyền thông Ấn Độ cũng đặt niềm tin vào biến thể phóng từ trên không của tên lửa hành trình siêu âm BrahMos-A vừa được các cơ quan quốc phòng Ấn Độ cấp giấy chứng nhận hoạt động chiến đấu (FRC).

Giới quan sát Ấn Độ cho rằng, với tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, New Delhi có thể giải quyết dứt điểm các tranh chấp lãnh thổ ở biên giới phía bắc nước này. Việc BrahMos-A nhận được chứng nhận FRC ngay thời điểm xung đột biên giới đang căng thẳng còn là dấu hiệu cho thấy Không quân Ấn Độ có thể sẽ sử dụng loại tên lửa để đối phó với Trung Quốc.

Dư luận Ấn Độ nhận định, Trung Quốc sẽ thôi hung hăng khi Su-30MKI mang tên lửa BrahMos-A tới biên giới

Đầu năm 2020, Không quân Ấn Độ cũng đã cho ra mắt phi đội Su-30MKI đầu tiên có thể mang theo tên lửa BrahMos-A - Phi đội số 222 Tigersharks, đóng tại căn cứ không quân Thanjavur. Hiện đơn vị này có khoảng 18 chiếc Su-30MKI.

Theo thông số được công bố, tên lửa BrahMos-A có tầm bắn khoảng 290km, tốc độ bay tối đa đạt Mach 2,8 (khoảng 3.430km/h) và mang theo đầu đạn thông thường nặng 200kg hoặc một đầu đạn hạt nhân thu nhỏ.

Trung Quốc đưa vũ khí hạng nặng tới gần biên giới giữa căng thẳng với Ấn Độ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại