Hai loại tên lửa "khủng" lắp trên Su-35 Nga khi truy sát máy bay P-8 Mỹ đáng sợ như nào?

Bình Nguyên |

Các tiêm kích Su-35 Không quân Nga ở Syria mang đầy tên lửa, trong đó có 2 loại cực "khủng", đã truy đuổi, áp sát máy bay tuần thám P-8 Poseidon Hải quân Mỹ trong suốt 65 phút.

Su-35 Nga truy sát máy bay Mỹ "không an toàn" và "vô trách nhiệm"

Hải quân Mỹ vừa công bố những hình ảnh cho thấy 2 chiếc tiêm kích Su-35 của Không quân Nga tại căn cứ sân bay quân sự Khmeimim đã xuất kích truy đuổi, áp sát máy bay tuần thám săn ngầm P-8A Poseidon của họ trên biển địa Trung Hải, ngoài khơi bờ biển Syria.

Hải quân Mỹ chỉ trích Nga một cách gay gắt khi khẳng định 2 chiếc tiêm kích Su-35 Nga đã khiêu khích máy bay P-8A theo cách "không an toàn" và "vô trách nhiệm".

"Đây là lần thứ ba chỉ trong hai tháng, các phi công Nga đã thực hiện những động tác bay không an toàn và không chuyên nghiệp khi đánh chặn một máy bay trinh sát và tuần thám biển P-8A của Hải quân Mỹ", thông báo của Hạm đội 6 Hải quân Mỹ cho biết.

Đáng chú ý, trong lần giáp mặt nhau mới nhất giữa Su-35 và P-8A Poseidon Mỹ này, các tiêm kích Nga mang theo rất nhiều tên lửa hiện đại, trong đó có 2 loại hàng cực khủng có thể khiến bất cứ phi công quân sự nước nào cũng phải sợ, kể cả phi công sừng sỏ của Mỹ.

Hai loại tên lửa khủng lắp trên Su-35 Nga khi truy sát máy bay P-8 Mỹ đáng sợ như nào? - Ảnh 2.

Tiêm kích Su-35 số hiệu 21 "Đỏ".

Cụ thể, trong 2 chiếc tiêm kích Su-35 Nga lên đánh chặn máy bay tuần thám săn ngầm của Mỹ đã mang theo cấu hình vũ khí như sau:

- Chiếc Su-35 số hiệu 21 "Đỏ" mang 2 quả tên lửa không đối không tầm trung R-27 (NATO định danh là AA-10 Alamo) và 4 tên lửa không đối không tầm trung R-77 (RVV-AE, NATO định danh là AA-12 Adder).

- Chiếc Su-35 số hiệu 64 "Đỏ" mang theo 2 quả tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 (NATO định danh AA-11 Archer), 2 quả tên lửa không đối không tầm trung R-27 và 2 quả tên lửa không đối không tầm trung R-77.

Hai loại tên lửa khủng lắp trên Su-35 Nga khi truy sát máy bay P-8 Mỹ đáng sợ như nào? - Ảnh 3.

Tiêm kích Su-35 Nga số hiệu 64 "Đỏ".

Su-35 Nga mang 2 loại tên lửa "khủng" mà phi công sừng sỏ cũng sợ?

Có thể thấy trong lần xuất kích này, các tiêm kích Su-35 Nga mang rất nhiều tên lửa mà chủ yếu là tên lửa tầm xa, rất hiện đại, hơn hẳn so với những lần trước đó.

Bình thường, bao giờ các máy bay tiêm kích Nga (Su-35 hay Su-30SM) bay nhiệm vụ tuần tra sẵn sàng chiến đấu trên không cũng đều có 2 quả tên lửa không đối không tầm gần R-73 để "phòng thân" khi phải không chiến quân vòng ở cự ly gần, nhưng lần này chỉ có 1 trong 2 chiếc mang loại tên lửa này mà thôi.

Điều đó chứng tỏ, Không quân Nga sẵn sàng bắn hạ tất cả các máy bay có dấu hiệu đe dọa lực lượng họ từ xa mà không cần cảnh báo trước.

Hai loại tên lửa khủng lắp trên Su-35 Nga khi truy sát máy bay P-8 Mỹ đáng sợ như nào? - Ảnh 4.

Tên lửa không đối không tầm gần R-73 trên máy bay Su-35 số hiệu 64 "Đỏ".

Tên lửa không đối không R-73 được thiết kế dùng cho các cuộc cận chiến trên không. Sự xuất hiện của R-73, tên lửa không đối không hàng đầu của Nga khiến nhiều nước sửng sốt bởi khả năng ưu việt về kỹ, chiến thuật của loại tên lửa này.

Năm 1997 phiên bản nâng cấp R-73M được trang bị với nhiều ưu việt hơn như tầm bắn lớn hơn, góc dò rộng hơn và khả năng kháng nhiễu ra đa đối phương tốt hơn và tầm bắn đã được cải tiến, hiện đạt tầm xa nhất là 40km.

Tuy nhiên, nếu như R-73 là tên lửa "cò con" chuyên dùng cho đánh gần, thì Su-35 Nga lần này còn màng theo 2 loại tên lửa không đối không "khủng", đó là R-27 và R-77.

Tên lửa không đối không R-27 có 6 phiên bản chính là R-27R1, R-27T1, R-27P1, R-27RE1, R-27ET1 và R-27EP1 với tầm bắn xa nhất đạt từ 70 tới 130km, tùy loại. Chúng được trong không chiến tầm trung-xa kết hợp với khả năng thao diễn ưu việt, khiến Su-35 có trong tay nhưng "nọc độc" cực kỳ lợi hại để vô hiệu hóa bất kỳ mục tiêu nào.

Tên lửa không đối không R-77 (hay còn gọi là RVV-AE) có tính năng vượt xa các tên lửa cùng loại trên thế giới. Một số chuyên gia quân sự đánh giá RVV-AE còn sở hữu nhiều tính năng vượt trội hơn cả tên lửa AMRAAM AIM-120A của Mỹ.

RVV-AE có điều khiển tự dẫn tầm trung trang bị đa hệ thống dẫn đường có thể diệt các mục tiêu như máy bay siêu cơ động, tên lửa hành trình, tên lửa "đất đối không" và "không-đối-không", máy bay ném bom chiến dịch chiến thuật, máy bay trực thăng ở cự ly tới 90km, riêng phiên bản mới nhất R-77M1 có tầm bắn đạt tới 175km.

Tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu từ bất kỳ hướng nào trên mọi góc nhìn, ngày và đêm, điều kiện thời tiết bất lợi trong môi trường bức xạ nhiệt và nhiễu điện từ cao, theo nguyên tắc "bắn và quên", sử dụng dẫn đạn đa kênh. RVV-AE có thể hạ gục các mục tiêu phương tiện bay có tốc độ đến 3.600 km/h trên độ cao từ 20 m đến 25 km.

Rõ ràng với RVV-AE, sức mạnh của tiêm kích Su-35 trong tuần tra chiến đấu trên không đã ở một đẳng cấp mới, không những đủ sức chiếm ưu thế mà còn khiến phi công quân sự nước ngoài phải khiếp sợ, kể cả những phi công sừng sỏ của Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại