BS khuyến cáo: Phao câu, cánh, da gà - thứ ngon nhưng ăn khôn thì nên bỏ để tránh hậu hoạ

Ngọc Minh |

Thịt gà món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết. Giá trị dinh dưỡng của thịt gà cao, nhưng cũng có một số bộ phần của con gà chuyên gia khuyên không nên ăn nhiều.

Ăn thịt gà bỏ da là khôn

Trong mâm cơm ngày Tết, thịt gà là một món ăn không thể thiếu. Thịt gà được chế biến thành rất nhiều món ăn dinh dưỡng và đem lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe của con người.

Tuy nhiên, không phải tất cả các bộ phận của con gà khi ăn đều tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt, là những bộ phận như: phao câu, da gà… vẫn được dân ta cho là ngon.

Các cụ có câu nhất phao câu nhì đầu cánh. Để chỉ kinh nghiệm ăn thịt gà không nên bỏ qua 2 bộ phân này. Y học hiện đại đã chứng minh ngược lại 2 bộ phần này nên tránh ăn sẽ tốt hơn.

BS khuyến cáo: Phao câu, cánh, da gà - thứ ngon nhưng ăn khôn thì nên bỏ để tránh hậu hoạ - Ảnh 1.

Bác sĩ Thư khuyến cáo cổ, cánh, phao câu, da gà không nên ăn quá nhiều.

BS Lê Thị Thư, Chuyên khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, bộ phận phao câu, cổ cánh là những nơi có chứa nhiều chất béo bão hòa. Nếu ăn nhiều chất béo bão hòa dễ gây béo phì tăng mỡ máu, tạo mảng xơ vữa mạch máu, cũng như kéo theo các vấn đề chuyển hóa khác của cơ thể.

Đã có các nghiên cứu chỉ ra phao câu gà là nơi có chứa nhiều vi khuẩn gây hại, nếu như khi chế biến làm chưa được sạch. Một số vi khuẩn có thể có trong phao câu gà có thể kể tới như: E.Coli, Salmonella.

"Nếu không muốn rước thêm bệnh thì không nên ăn quá nhiều phao câu, cánh gà", bác sĩ Thư nói.

Các cụ vẫn có câu: "Kê bì, cốt ngư cốt" nghĩa là thịt gà thì ngon nhất là phần da, còn cá phần sát xương mới ngon. Đúng là da gà là phần rất ngon của thịt gà, nhưng ít người biết trong da gà có chứa nhiều chất béo.

Bác sĩ Thư cho hay: "Nếu ăn nhiều da gà, lượng chất béo động vật hấp thu vào cơ thể tăng cao dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe. Các dữ liệu cũng cho thấy tổng lượng chất béo cao cũng là nguyên nhân của ung thư vú sau mãn kinh. Tuy nhiên các nghiên cứu thử nghiệm về vấn đề này chưa nhiều".

Ngoài ra, khi chế biến thịt gà cũng cần chú ý đến các bộ phận cơ quan nội tạng như: long, mề, cần phải làm sạch vì đó là nơi chứa nhiều chất thải, vi khuẩn virus gây bệnh. Cách tốt nhất cho sức khỏe là nên bỏ những phần nội tạng này đi.

Để đảm bảo sức khỏe bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo cần phải nấu chín thịt gà. Hạn chế ăn những bộ phận như: phao câu, cổ, cánh, da gà, lòng gà, mề gà.

Ai không nên ăn thịt gà

Trước thông tin cho rằng người bị bệnh xương khớp ăn thịt gà sẽ đau nhức nhiều. Ở góc độ của y học hiện đại bác sĩ Thư chia sẻ quan điểm như sau: "Theo dân gian thì kháo nhau đau khớp mà ăn thịt gà bị rút gân, đau răng. Tuy nhiên y học hiện đại thì không có quan điểm đó.

Trong thịt gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: protein để tái tạo cơ, tăng cường hệ thống miễn dịch, chất khoáng, vitamin…"

Bác sĩ Thư cho biết thêm, thịt gà là thức phẩm phù hợp với tất cả các lứa tuổi. Khi ăn thịt gà chỉ cần lưu ý đối với người bị bệnh gout không nên ăn quá nhiều. Vì người mắc bệnh gout phải hạn chế lượng đạm ăn vào 1g/kg cân nặng/ ngày nên cũng cần kiểm soát số lượng thịt gà ăn vào.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại