Một số món ăn, bài thuốc từ lươn

Lương y BÀNG CẨM |

Theo Y học cổ truyền, lươn có vị ngọt, tính ấm. Có công năng bổ trung ích khí; trị hư tổn; trừ phong thấp; cường gân cốt; khu phong chỉ kình (chống co giật); trị ho do hư lao; tiêu khát hạ lỵ (đái tháo đường, kiết lỵ); phong thấp gây đau; gân cốt mềm yếu; viêm tai giữa có mủ…

Đặc tính của con lươn: Lươn mình thon dài như rắn, đoạn trước tròn, phần sau dẹp dần, đuôi nhỏ nhọn, thân dài 24 - 40cm, có màu hơi vàng. Trong “gia tộc” của lươn, ấu thời đều là chị em ruột, bởi vì lươn nhỏ toàn là con cái (dưới 20cm), đến 22cm bắt đầu “thay đổi giới tính”.

Khi lươn có thân dài 36 - 38cm, tính đực – cái trung bình 50%, trưởng thành đến khoảng 50cm thì hoàn tất quá trình thay đổi giới tính, hoàn toàn là một “đấng mày râu”, tất cả đều biến thành anh em ruột.

Khoa học hiện đại phân tích cho biết lươn có hàm lượng đạm hơi cao, hàm lượng sắt cao hơn gấp đôi so với cá chép và cá chiên, chứa nhiều loại chất khoáng và vitamin, nhất là hàm lượng nguyên tố vi lượng và vitamin A càng dồi dào, kích hoạt sự thay cũ đổi mới, gia tăng thèm muốn, đó chính là nguyên do mà người ta cho rằng lươn giúp “cường dương sinh tinh”.

Bởi vì lươn chứa nhiều acid amin đáp ứng nhu cầu của cơ thể, nhất là hàm lượng histidine hơi cao, cấu thành mùi vị tươi tắn đặc trưng của lươn.

Y học cổ truyền cho biết lươn có vị ngọt, tính ấm. Có công năng bổ trung ích khí; trị hư tổn; trừ phong thấp; cường gân cốt; khu phong chỉ kình (chống co giật); trị ho do hư lao; tiêu khát hạ lỵ (đái tháo đường, kiết lỵ); phong thấp gây đau; gân cốt mềm yếu; viêm tai giữa có mủ… Đầu lươn trị lỵ, trị thực tích không tiêu.

Da lươn trị phụ nữ có hạch vú cứng đau. Lươn còn giúp hạ đường huyết, nên là món ăn thích hợp cho người bệnh đái tháo đường.

Một số món ăn, bài thuốc từ lươn - Ảnh 1.

Món ăn - bài thuốc từ lươn

Lươn chiên dòn. Lươn vài con, mổ bỏ nội tạng, thêm tương, rượu, mỗi thứ với lượng vừa để chiên. Ăn thường xuyên giúp chữa trĩ nội ra máu. Lươn nấu thịt heo. Lươn 250g (bỏ nội tạng, cắt đoạn), thịt nạc 100g, hoàng kỳ 50g, đại táo 10 quả, cùng nấu chín, loại bỏ bã thuốc, dùng canh ăn thịt, dùng liền vài ngày.

Món ăn đại bổ khí huyết, trị các chứng như: mình mệt mất sức, hồi hộp đoản hơi, hoa mắt chóng mặt…Lươn tiềm hương nhu. Lươn 3 con (băm nhỏ), hương nhu 10g, tiềm (tần) cách thủy, dùng liền vài mễ, giúp trị chứng cam tích ở trẻ em.

Canh lươn nấu đông trùng hạ thảo. Lươn 250g, đông trùng hạ thảo 3g, nấu canh, dùng liền vài tuần, trị ho do hư lao.

Lươn tần rau kim châm. Lươn 1 con, rau kim châm 20g, tần cách thủy, dùng thường xuyên, trị chân tay yếu không sức.

Bột lươn. Lươn 1 con, giết mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, nướng khô, tán thành bột nhuyễn, thêm 10g đường đen đã xào qua trộn lẫn, sau đó nuốt uống với nước ấm, mỗi ngày 1 lần, 5 - 7 ngày là một liệu trình, dùng trị chứng lỵ lâu ngày, tiểu ra máu có mủ.

Đầu lươn. Đầu lươn nướng khô tán bột, dùng uống với rượu vang, mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 5g, dùng liền 5 - 7 ngày, trị sa hậu môn.

Da lươn. Da lươn phơi khô đốt thành than, tán nhuyễn, dùng uống với rượu vang lúc bụng đói trước bữa ăn, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3g, 10 ngày là một liệu trình. Dùng trị phụ nữ có bầu vú cứng đau.

Lươn hầm bắp heo. Lươn 500g, bắp heo 150g, dầu mỡ 100g, nước tương 50ml, bột năng 25g, rượu vang 40ml, đường cát trắng 25g, hành, gừng mỗi thứ với lượng vừa. Lươn giết mổ bỏ nội tạng, dùng nước sôi ngâm giây lát, rửa sạch chất nhớt, cắt thành 3 đoạn dài khoảng 30cm. Thịt bắp cắt lát dài 30cm, dày 1mm.

Dầu mỡ cho vào chảo nóng, sau khi cho hành, gừng bốc thơm, cho ngay lươn, thịt bắp, rượu vang, đậy nắp hầm trong giây lát, mở nắp, thêm nước lạnh 700ml. Sau khi sôi, dùng lửa nhỏ hầm 30 phút, làm cho thịt mềm. Lại dùng lửa lớn nấu đến hơi đặc, cho vào bột năng, khuấy chảo, rưới lên dầu mỡ, lật trộn lần nữa, rưới tiếp dầu mỡ, cho ra thố. Món ăn có tác dụng cường dương, trị yếu sinh lý.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại