DF-17 sẽ có đầu đạn siêu thanh, cuộc đua tên lửa Mỹ-Trung đã có kẻ chiến thắng?

Trà Khánh |

Theo truyền thông Trung Quốc mô tả, tên lửa đạn đạo DF-17 mà quân đội nước này đang thử nghiệm sẽ là mẫu tên lửa đầu tiên trên thế giới được trang bị đầu đạn siêu thanh.

Sputnik dẫn các nguồn tin truyền thông Trung Quốc cho biết, khi được đưa vào biên chế chính thức tên lửa đạn đạo DF-17 sẽ được trang bị đồng thời hai mẫu đầu đạn gồm đầu đạt nhân và đầu đạn siêu thanh.

Khi được Sputnik hỏi về năng lực tấn công của mẫu tên lửa đạn đạo mới nhất của Quân đội Trung Quốc, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho biết, điểm khiến đầu đạn siêu thanh trở thành loại vũ khí của tương lai chính là việc nó có thể thay đổi mục tiêu trong suốt hành trình bay, tức là nó có thể lựa chọn một mục tiêu khác để tấn công thay cho mục tiêu ban đầu.

Theo một bài viết được đăng trên tờ South China Morning Post cho biết, tên lửa DF-17 được tích hợp một hệ thống dẫn đường phức tạp, cho phép điều chỉnh quỹ dạo bay theo lệnh từ trung tâm điều khiển. Có nghĩa tên lửa có thể có khả năng tấn công các mục tiêu đang di chuyển, chẳng hạn một con tàu lớn như tàu sân bay.

DF-17 sẽ có đầu đạn siêu thanh, cuộc đua tên lửa Mỹ-Trung đã có kẻ chiến thắng? - Ảnh 1.

Theo như truyền thông Trung Quốc mô tả, tên lửa DF-17 của nước này với đầu đạn siêu thanh hoàn toàn có thể được sử dụng tấn công các biên đội tàu sân bay của Mỹ. Ảnh: National Interest.

Truyền thông Trung Quốc cũng mô tả rằng, khi được đưa vào biên chế trong năm 2020, DF-17 sẽ mẫu tên lửa đầu tiên trên thế giới được trang bị đầu đạn siêu thanh có năng lực tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau. Bên cạnh đó họ cũng khẳng định với tên lửa DF-17 cán cân quân sự giữa Bắc Kinh và Washington chắc chắn sẽ thay đổi.

Trái ngược với tuyên bố của South China Morning Post, chuyên gia quân sự Vasily Kashin lại cho rằng DF-17 không phải là tên lửa đầu tiên được trang bị đầu đạn siêu thanh, khi mà trước đó tổ hợp tên lửa siêu thanh "Avangard" của Nga đã hoàn tất thử nghiệm và sẵn sàng đưa vào trang bị trong cuối năm nay.

Tuy nhiên, tổ hợp vũ khí "Avangard" lại là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa siêu thanh - vũ khí chiến lược sử dụng ở phạm vi liên lục địa với đầu đạn hạt nhân. Trong khi đó tên lửa DF-17 của Trung Quốc chỉ là tên lửa đạn đạo tầm trung mang đầu đạn siêu thanh.

Cũng cần lưu ý là Mỹ cũng đang có một dự án phát triển tên lửa đạn đạo tương tự như DF-17 của Trung Quốc mang tên là hệ thống vũ khí siêu âm tầm xa (LRHW), và phải đến năm 2023 đơn vị đầu tiên mới chính thức đi vào trực chiến.

Từ điều này có thể cho thấy cuộc chạy đua tên lửa siêu thanh ở châu Á giữa Trung Quốc, Nga và Mỹ sẽ không có quá nhiều khác biệt về thời gian thử nghiệm cũng như việc đưa chúng vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Trong khi đó hai yếu tố chính tác động đến cuộc đua này sẽ là ngân sách đầu tư và năng lực sản xuất của mỗi quốc gia.

Ở đây, Trung Quốc có một lợi thế không thể phủ nhận là họ năng lực sản xuất tên lửa tầm trung và tầm ngắn khá tốt. Trong khi đó Mỹ dù là siêu cường quân sự nhưng từ lâu đã bỏ qua việc phát triển các dòng tên lửa này và họ phải xuất phát lại từ con số không

Do đó ở thời điểm hiện tại Mỹ đang là kẻ thua cuộc trong cuộc đua tên lửa siêu thanh lẫn tên lửa chiến thuật tầm trung với Nga và Trung Quốc, và họ buộc phải lấy sức mạnh của vũ khí hạt nhân để bù đắp khoảng trống này trong thời gian tới.

Boeing thử nghiệm phương tiện bay không người lái X-37B

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại