Cảnh báo căn bệnh ung thư rất hay gặp trong các ung thư đường tiết niệu

L.Nguyên |

Theo các bác sĩ, ung thư bàng quang là các khối ác tính năm trong bàng quang. Đây là bệnh lý đứng hàng thứ tư trong các ung thư đường tiết niệu.

Suckhoedoisong.vn - Theo các bác sĩ, ung thư bàng quang là các khối ác tính năm trong bàng quang. Đây là bệnh lý đứng hàng thứ tư trong các ung thư đường tiết niệu.

Thống kê cho thấy, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1.500 ca mắc mới và gần 900 trường hợp tử vong do ung thư bàng quang.

Việc phát hiện ung thư bàng quang ở giai đoạn sớm sẽ giúp người bệnh tránh được những thương tổn nặng nề về thể chất và tâm lý do bướu bàng quang tiến triển, xâm lấn cơ như phải cắt toàn bộ tử cung, buồng trứng, vòi trứng và một phần âm đạo ở nữ giới.

Theo PGS.TS Đỗ Trường Thành - Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, ung thư bàng quang là các khối ác tính năm trong bàng quang. Đầy là bệnh lý đứng hàng thứ tư trong các ung thư đường tiết niệu. Đa số ung thư phát hiện giai đoạn tại chỗ khoảng 60 %, có khoảng 6% ung thư đã ở giai đoạn di căn.

Các yếu tố nguy cơ của ung thư bàng quang là những người hay hút thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất như aniline…

Bệnh ung thư bàng quang thường có biểu hiện hay gặp nhất là đái máu. Đa phần là đái máu toàn bãi, một số đái máu cuối bãi, đái máu tái phát nhiều đợt. Các biểu hiện khác như: Đau tức vùng hạ vị; các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt…

Cảnh báo căn bệnh ung thư rất hay gặp trong các ung thư đường tiết niệu - Ảnh 1.

PGS. Thành cho hay, ung thư bàng quang không được điều trị sẽ dẫn xâm lấn vào lỗ niệu quản 2 bên, và tổ chức xung quanh. Hậu quả có thể gây chảy máu, suy thận, tắc ruột… Tùy thuộc vào từng giao đoạn, các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.

Chính vì vậy, tất cả bệnh nhân dù giai đoạn nào đều được theo dõi sau mổ, điều trị xạ trị, hóa chất bổ sung. Theo dõi ung thư tái phát tùy vào giai đoạn cụ thể để có chị định điều trị phù hợp.

Để phòng bệnh ung thư bàng quang, bác sĩ khuyến cáo người dân cần uống ít nhất 2 lít nước/ngày. Không hút thuốc lá. Tránh tiếp xúc với các hóa chất nguy cơ ung thư bàng quang. Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. Khi phát hiện ung thư bàng quang đến cơ sở chuyên khoa tiết niệu để điều trị.

Theo các bác sĩ, ung thư bàng quang thường tái phát. Do đó, những người sống sót sau khi đã được điều trị ung thư bàng quang nên được xét nghiệm theo dõi tiếp. Những xét nghiệm cần làm và việc thực hiện chúng thường xuyên ra sao phụ thuộc vào loại ung thư bàng quang và phương pháp điều trị đã dùng...

Thường nên khám sàng lọc niệu đạo và bàng quang (soi bàng quang) mỗi 3 - 6 tháng trong bốn năm đầu tiên sau khi hoàn tất điều trị ung thư bàng quang.Sau đó, có thể tiến hành nội soi bàng quang mỗi năm một lần.

Những người có dạng ung thư hoạt động nên được sàng lọc thường xuyên hơn. Người có dạng ung thư ít hoạt động có thể được xét nghiệm thưa hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại