Bác sĩ mách chế độ ăn cho người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu

Ngọc Anh |

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên – Khoa Ngoại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với những người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu mặc dù đã tán sỏi vẫn cần chế độ ăn hợp lý tránh tạo sỏi.

3 lần mổ sỏi

Ông Nguyễn Quang Thành (61 tuổi, Đông Anh, Hà Nội) tìm tới bác sĩ với vẻ mặt nhăn nhó vì bị đau do sỏi thận gây ra. Ông Thành chia sẻ, năm 2004 ông đã mổ sỏi thận một lần nhưng đến năm 2015 bệnh lại tái phát vây ứ mủ bể thận phải dẫn lưu.

Sau dẫn lưu 1 tháng, ông được bác sĩ mổ lại. Tuy nhiên, gần đây tình trạng đau quặn ở lưng triệu chứng sỏi thận lại xuất hiện. Ông đi khám bác sĩ vẫn thấy có sỏi và khuyên ông sau phẫu thuật cần phải thay đổi chế độ ăn để tránh tình trạng tạo sỏi.

Ông Thành kể trong gia đình mọi người ăn uống như nhau nhưng chỉ riêng ông bị sỏi thận. Ông rất băn khoăn không biết nên điều trị bệnh như thế nào và ăn kiêng để giúp hạn chế tái phát sỏi.

Không riêng gì ông Thành, nhiều bệnh nhân bị sỏi thận tái phát gây khó khăn cho người bệnh.

Bác sĩ mách chế độ ăn cho người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu - Ảnh 1.

Những thực phẩm người bị sỏi nên tránh

Theo thạc sĩ Nguyễn Đình Liên sỏi thận là loại sỏi hình thành trên đường tiết niệu. Đây là hệ quả của sự kết tinh chất khoáng trong nước tiểu và lắng đọng lại tại thận, lâu ngày kết tụ tạo thành sỏi. Sỏi thận có thể không có triệu chứng và tự đào thải ra ngoài. Tuy nhiên sỏi to lại có nguy cơ gây tắc nghẽn, gây ra những cơn đau quặn thận kinh hoàng.

Tỷ lệ mắc bệnh sỏi tiết niệu giao động từ 2 - 3%, thay đổi tùy theo từng vùng và hay tái phát với tỷ lệ khoảng 10% sau 1 năm; 35% sau 5 năm; 50% sau 10 năm.

Hiện nay, có nhiều phương pháp để điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu như lấy sỏi qua da, phẫu thuật nội soi trong hoặc sau phúc mạc, tán sỏi thận qua nội soi ngược dòng.

Để giải quyết những khó khăn cho bệnh nhân sau tán sỏi qua da hay nội soi tán sỏi ngược dòng, bệnh nhân cần được tư vấn xây dựng chế độ ăn hợp lý như tăng cường tống xuất các mảnh sỏi ra ngoài, ngoài ra, chế độ ăn cũng giúp chống hình thành sỏi, liên kết các mảnh sỏi lại, giảm các triệu chứng khó chịu: Đau, đái máu,… điều trị các nguyên nhân hình thành sỏi.

3 chế độ ăn cần nhớ

Thạc sĩ Liên cho biết chế độ ăn cho người sỏi thận, sau điều trị rất quan trọng. Tuy nhiên hiện nay chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đang còn thiếu được sự quan tâm của các thầy thuốc, nhân viên y tế sau khi bệnh nhân ra viện và tái khám.

Người bệnh nên ăn các loại hoa quả thuộc họ cam, bổ sung thực phẩm giàu canxi tự nhiên.Đặc biệt

Bác sĩ mách chế độ ăn cho người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu - Ảnh 2.

Những người bị sỏi tránh tạo lại sỏi, bằng cách thay đổi chế độ ăn.

Những thức ăn nên tránh thức ăn nhanh, thịt hun khói...đường hoặc đồ ngọt chứa sucrose và fructose có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận, giảm protein như thịt đỏ, gia cầm, cá và trứng vì nó làm tăng lượng acid uric trong cơ thể, dẫn tới sỏi thận. Người bệnh có thể bù đắp bằng đạm thực vật.

Ngoài ra, các thực phẩm giàu oxalate bao gồm: trà đặc, cà phê, rau muống, dưa chuột, củ cải đỏ, măng tây, dâu tây, me, hạt tiêu, rau bina, khoai lang, chocolate... Nếu muốn ăn chúng, người bệnh nên bổ sung thêm canxi cùng lúc để trung hòa oxalate.

Người bệnh cần nhớ tới 3 chế độ ăn để tránh tạo sỏi, lợi tiểu.

Thứ nhất: Chế độ ăn uống lợi niệu, dễ tiêu tránh táo bón: Đa số bệnh nhân sau tán sỏi đều đặt ống thông niệu quản ( Modelage, JJ,…). Chế độ ăn và uống lợi niệu sẽ có tác dụng bài xuất các mảnh sỏi vụn, các nhân sỏi nhỏ, dịch máu, cặn máu, các thành phần hữu hình trên thận niệu quản theo ống thông xuống bàng quang, đái ra ngoài.

Chế độ ăn dễ tiêu giúp bệnh nhân nhanh hấp thu để hồi phục sức khỏe, liền các tổn thương niêm mạc – thành niệu quản. Đương nhiên chế độ ăn tránh táo bón, giúp bệnh nhân đi ngoài tránh phải rặn, gắng sức. Qua đó giảm áp lực ổ bụng khi đi ngoài sẽ tránh tác động vào niệu quản, vào bàng quang chạm vào ống thông nên hạn chế đau và đái máu.

Thứ hai, chế độ ăn hạn chế chất tạo sỏi: Nếu phân tích được thành phần của sỏi hoặc tìm được bệnh lý nguyên nhân tạo sỏi (Goutte gây tăng a.uric; Cường cận giáp gây tăng canxi máu,..). Qua đó chọn lựa đồ ăn, thức uống phù hợp để tránh tạo sỏi lại sau tán.

Thứ ba, chế độ ăn, uống có chất kháng khuẩn: Sẽ giúp tăng cường hiệu quả của thuốc kháng sinh. Sau khi hết thuốc kháng sinh uống, các thuốc kháng sinh" thực vật" này rất hữu ích để chống lại nhiễm khuẩn ngược dòng do còn ống thông niệu quản.

Với chế độ ăn như trên, theo thạc sĩ Liên giúp bệnh nhân tránh tạo sỏi tái phát. Chế độ ăn như trên sẽ giúp bệnh nhân duy trì được sức khỏe, và có thái độ tích cực hơn đối với việc chăm sóc sức khỏe bản thân.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại