Những thực phẩm “khắc tinh” của bệnh rối loạn nhịp tim

PV |

Rối loạn nhịp tim nên ăn gì để giúp ổn định nhịp tim và ngăn chặn xuất hiện nhịp tim bất thường là mối quan tâm của hầu hết những người đang gặp phải chứng bệnh này. Bởi theo nghiên cứu thì chế độ ăn uống có vai trò quan trọng ngang với bất kỳ biện pháp nào khác cho chứng loạn nhịp.

Chế độ ăn quan trọng với người mắc rối loạn nhịp tim ra sao?

Rối loạn nhịp tim xảy ra khi tim đập nhanh, chậm bất thường, không đều hoặc bỏ qua một nhịp, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như rối loạn thần kinh tim, thần kinh thực vật, thiếu máu cơ tim, sau nhồi máu cơ tim, hẹp hở van tim, bệnh ngoài tim như cường giáp, bệnh phổi tắc nghẽn, rối loạn điện giải, hoặc chỉ do sự lo lắng, mất ngủ hay dị ứng một thực phẩm nào đó….

Để khắc phục rối loạn nhịp tim có nhiều phương pháp, tuy nhiên có những trường hợp không nhất thiết phải dùng thuốc, mà chỉ cần thay đổi lối sống và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, điển hình như những người bị rối loạn nhịp tim mức độ vừa và nhẹ.

Còn với những người bị loạn nhịp nặng hơn, việc điều trị bằng y học hiện đại là chỉ định bắt buộc, nhưng việc kết hợp lối sống khoa học là điều không thể thiếu nếu muốn kiểm soát tốt nhịp tim. Dưới đây là những thực phẩm người rối loạn nhịp tim nên ăn để “chống lại” bệnh này.

5 nhóm thực phẩm vàng người rối loạn nhịp tim nên ăn

Thức ăn giàu acid béo omega 3 giúp giảm nhịp tim

Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy bổ sung axit béo omega-3 vào chế độ ăn hàng ngày giúp làm giảm nhịp tim, ngăn chặn nguy cơ rối loạn nhịp, đồng thời hạ triglyceride và giảm nguy cơ tử vong, đau tim và đột quỵ ở những người có tiền sử bệnh tim. Dầu cá cũng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, làm chậm sự tích tụ của các mảng xơ vữa động mạch và giảm huyết áp nhẹ.

Các thực phẩm giàu omega-3 nguồn gốc thực vật bạn có thể sử dụng bao gồm cá thu, cá trích, cá chim trắng, cá hồi, cá ngừ… Hoặc omega-3 nguồn gốc thực vật sẽ có trong hạt óc chó, hạt lanh, hạt chia, hạt bí ngô, hạt điều, việt quất, hạt óc chó, súp lơ, rau bina...

Tuy nhiên acid béo omega-3 có thể làm tăng khả năng chảy máu, đặc biệt ở người đang dùng thuốc chống đông máu như aspirin hoặc warfarin. Vì vậy những người này cần thận trọng khi bổ sung thực phẩm giàu chất này.

Thực phẩm giàu khoáng chất làm giảm và ổn định nhịp tim

Magie, natri, canxi, kali là những khoáng chất tuy cơ thể không cần quá nhiều nhưng sự thiếu hụt chúng lại là nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhịp tim. Trong các khoáng chất trên thì magie có vai trò quan trọng nhất, vì nó liên quan đến việc vận chuyển các chất điện giải khác như canxi và kali vào các tế bào, nhằm đảm bảo cho sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh và sự co cơ tim, tạo nên nhịp tim bình thường.

Chính vì vậy, bạn nên bổ sung Magie và các loại khoáng chất có lợi cho nhịp tim thông qua các loại thực phẩm như các loại đậu, hạt điều, sữa đậu nành, đậu đen, bơ, ngũ cốc, rau bina, chuối, sữa ít béo, rau lá xanh... để sớm có nhịp tim ổn định.

Rau xanh, trái cây và chất xơ tốt cho tim mạch

Trái cây và rau quả chắc chắn là nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe, dù bạn có bị bệnh hay không. Bởi chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, cung cấp chất dinh dưỡng, khoáng chất và giảm viêm. Mỗi loại rau và trái cây đều tốt cho bạn và bạn ăn càng nhiều loại với nhiều màu sắc khác nhau càng tốt.

Các loại rau quả bạn nên ăn bao gồm rau bina, bông cải xanh, cà chua, ớt chuông, cà rốt, măng tây, táo, chuối, cam quýt, kiwi, nho…

Rau xanh và trái cây cũng là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào cho cơ thể, và hạt yến mạch cũng vậy, bạn có thể sử dụng trong bữa sáng để giúp kiểm soát lượng cholesterol và đường máu, từ đó giảm bớt yếu tố nguy cơ của bệnh rối loạn nhịp tim.

Tuy nhiên, các loại rau có màu xanh đậm rất giàu vitamin K gây đông máu, làm giảm tác dụng chống đông, nên những người đang sử dụng thuốc chống đông như warfarin cần thận trọng khi ăn rau này với số lượng lớn.

Thực phẩm làm tăng độ bền của thành mạch máu

Huyết áp, mỡ máu cao đều là nguyên nhân gây hại tới sức khỏe mạch máu của bạn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trong đó có rối loạn nhịp tim, vì vậy những thực phẩm bảo vệ mạch máu, chế độ ăn giảm muối sẽ rất hữu ích để chống rối loạn nhịp tim.

Nghiên cứu cho thấy kali giúp hạ huyết áp, còn natri làm tăng huyết áp, vì vậy giữ tỷ lệ kali/natri trong giới hạn cho phép để giữ huyết áp ổn định. Bạn có thể làm được điều này bằng cách ăn các thực phẩm như nước cam, chuối, cải bó bôi, cà chua, khoai tây nướng.... và sử dụng các gia vị thảo mộc như quế, hồi, thảo quả… thay cho muối khi chế biến thức ăn.

Thảo dược ổn định nhịp tim tự nhiên

Dùng các thảo dược có tác dụng chống rối loạn nhịp tim là xu hướng mới trong việc đẩy lùi rối loạn nhịp tim hiện nay và đã được nhiều người sử dụng thành công, điển hình là thảo dược Khổ sâm.

Nghiên cứu cho thấy Khổ sâm có công dụng giúp ổn định nhịp tim và ngăn ngừa cơn nhịp nhanh xuất hiện, đồng thời làm thư giãn mạch máu, cải thiện lượng máu tới tim cũng như các cơ quan trong cơ thể.

Khổ sâm có được tác dụng này bởi nó chứa các hoạt chất sinh học như Matrine, Oxymatrine, Kurarinone, Sophocarpin làm giảm tính kích thích của cơ tim, ức chế tiết các hormon làm tăng nhịp tim và co mạch, giảm nguy cơ rung nhĩ.

Nhiều nghiên cứu lớn trên thế giới còn cho thấy tác dụng thư giãn mạch máu của Khổ sâm tương tự nhóm chẹn beta - nhóm thuốc được dùng phổ biến để cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim, nhưng ưu điểm của Khổ sâm là làm giảm nhịp tim nhưng không gây co thắt phế quản hay hạ nhịp tim quá mức.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại