Chuyên gia tim mạch chỉ rõ 4 dấu hiệu rối loạn nhịp tim: Không chữa nhanh rất nguy hiểm

Linh Trang |

Mỗi ngày tim đập khoảng 100.000 lần và bơm ra hơn 7.500 lít máu. Trong suốt cuộc đời khoảng 80 năm, trung bình trái tim của một người đập hơn 3 tỷ lần.

Trong suốt quá trình dài như vậy, thật khó để trái tim có thể tránh khỏi những lúc rối loạn nhịp... Vậy làm thế nào để khắc phục chứng rối loạn nhịp tim hiệu quả?

Trái tim của của con người được ví như một chiếc máy bơm khỏe mạnh, nó có nhiệm vụ bơm máu liên tục qua hệ thống tuần hoàn.

Dấu hiệu cho thấy rối loạn nhịp tim

Đánh trống ngực – triệu chứng điển hình của rối loạn nhịp tim nhanh

Đây là triệu chứng điển hình nhất, có người cảm thấy "rung" trong lồng ngực hoặc bỏ qua một nhịp, một số người lại cảm thấy tim đập rất mạnh, dường như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực.

Rối loạn nhịp tim nhanh gây khó thở

Khó thở là triệu chứng thường gặp ở người bệnh rối loạn nhịp tim. Đó là hậu quả của tình trạng tim đập quá nhanh nhưng lại không bơm và hút máu hiệu quả, gây ứ trệ dịch và gia tăng áp lực trong phối, làm giảm khả năng trao đổi khí gây ra tình trạng khó thở.

Chóng mặt do rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim nhanh có thể khiến đầu óc bạn quay cuồng, chóng mặt. Điều này xảy ra bởi tim đập quá nhanh và không thể bơm máu hiệu quả, làm giảm huyết áp và lưu lượng máu lên não. Trường hợp nặng có thể gây ngất xỉu, có thể xảy ra ngay cả khi ngồi hoặc nằm, khác với hạ huyết áp tư thế đứng do một số thuốc gây ra như thuốc hạ áp, thuốc lợi tiểu…

Ngất xỉu – triệu chứng báo hiệu rối loạn nhịp tim nhanh nguy hiểm

Ngất là tình trạng người bệnh đột ngột mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn. Đây là một triệu chứng rất đáng lo ngại bởi nó có thể dẫn tới chấn thương nghiêm trọng, đặc biệt khi bạn bị ngất xỉu trong khi đang lái xe hoặc leo cầu thang.

Có thể do não không nhận được đầy đủ oxy cần thiết để duy trì sự tỉnh táo. Những rối loạn nhịp gây ngất thường rất nghiêm trọng và có liên quan đến bệnh tim mạch tiềm ẩn.

Chuyên gia tim mạch chỉ rõ 4 dấu hiệu rối loạn nhịp tim: Không chữa nhanh rất nguy hiểm - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn nhịp tim

Theo TS.BS Phan Đình Phong – Trưởng phòng Q3A – Viện Tim mạch Việt Nam: "Mỗi ngày tim chúng ta đập 100.000 lần/phút, thường các nhịp tim đập tương đối đều, khi chúng ta nghỉ ngơi tim đập chậm lại, khi làm việc quá sức thì tim đập nhanh lên, tất cả đều rất nhịp nhàng do hệ thống điện học của quả tim chỉ huy.

Đối với người khỏe mạnh thì nhịp tim hay còn gọi là nhịp xoang. Rối loạn nhịp tim xảy ra khi nhịp xoang này hoạt động quá nhanh hoặc quá chậm không phù hợp với cơ thể. Hoặc nhịp xoang đó bị thay thế bởi nhịp thất, nhịp nhĩ".

Nếu có bất kỳ nguyên nhân nào gây ảnh hưởng đến nhịp xoang, hoặc ảnh hưởng đến lượng máu về tim có thể sẽ gây rối loạn hoạt động của tim.

- Nguyên nhân chính gây loạn nhịp tim: các bệnh van tim; các bệnh lý làm thay đổi cấu trúc của tim (suy tim sung huyết, phì đại tâm thất,...); rối loạn điện giải do mất máu, mất nước, sử dụng một số thuốc (ví dụ: digoxin); thiếu máu cục bộ...

- Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim: di truyền, tuổi tác, cao huyết áp, béo phì, tiểu đường, lạm dụng ma túy, rượu, sử dụng quá nhiều cà phê, hút thuốc lá, căng thẳng quá mức...

Chuyên gia chỉ cách khắc phục chứng rối loạn nhịp tim

Trong buổi tọa đàm với độc giả do báo Sức Khỏe và Đời sống tổ chức. TS.BS Phan Đình Phong đã bật mí cách khắc phục chứng rối loạn nhịp tim cụ thể như:

Thực tế có rất nhiều phương pháp để khắc phục tim khi đập sai nhịp, sự phát triển của khoa học kỹ thuật được vận dụng triệt để tại các trung tâm tim mạch lớn.

Có những chứng rối loạn nhịp tim không cần phương pháp điều trị đặc hiệu nào, chỉ cần thay đổi lối sống sao cho phù hợp, tránh xa các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá. Cân bằng giữa lao động và sinh hỏa để cuộc sống không quá stress. Bằng cách này, chúng ta đã cơ bản giải quyết được các chứng rối loạn nhịp tim ở mức độ nhẹ hoặc lành tính.

Bên cạnh đó, với các trường hợp mắc chứng rối loạn nhịp tim nặng, cần nhanh chóng đến gặp BS tim mạch làm các chẩn đoán như điện tim đồ, siêu âm tim… Từ đó BS sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp.

Với những bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhịp tim chậm có thể sẽ được cấy vào dưới da ngực một thiết bị tạo nhịp tim. Máy sẽ tự động phát rung động trong nhiều năm sau đó.

Với các ca mắc chứng rối loạn nhịp tim nhanh, các bác sĩ có thể sử dụng một nặng lượng sóng tần số radio, luồn vào trong cơ thể qua các đường mạch máu đi vào trong quả tim. Từ đó BS sẽ phát hiện các rối loạn xuất phát ở đâu, từ đó dùng nặng lượng sóng để đốt triệt rối loạn nhịp đó.

Cá nhân BS cũng khẳng định: "Với sự phát triển vượt bậc của y học, tôi tin các phương pháp chữa trị hiện đại, chắc chắn sẽ khắc phục hoàn toàn chứng rối loạn nhịp tim nếu bệnh được phát hiện sớm".

Phòng tránh rối loạn nhịp tim

Cũng tại buổi tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng chia sẻ một vài những yếu tố cơ bản để từ đó phòng tránh rối loạn tim.

Chế độ dinh dưỡng có thể góp phần phòng chống một số bệnh liên quan đến tim mạch.

Nếu rối loạn nhịp tim do xơ vữa động mạch thì người bệnh nên tránh các đồ ăn nhiều dầu mỡ. Cần bổ sung chế độ ăn nhiêu rau xanh, giúp thải bớt cholesterol dư thừa trong máu.

Hạn chế ăn thịt, có thay bằng các thực phẩm như cá nhiều omega 3, nhất là cá biển, bổ sung them đậu phụ, hoặc những sản phẩm họ đậu cũng rất tốt cho sức khỏe tim mạch.

Cần phải có chế độ tập luyện hợp lý, thể dục thể thao giúp bớt được các chứng rối loạn không mong muốn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại