Báo động: 70% đông trùng hạ thảo là giả, kém chất lượng

Dương Hải |

Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) là sản phẩm rất được “săn lùng” trên thị trường Việt Nam vì nó được cho là có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, có đến 70% ĐTHT trên thị trường là hàng giả, kém chất lượng, người tiêu dùng nếu không cẩn trọng rất dễ mua nhầm.

Vàng thau lẫn lộn

Tại tọa đàm trực tuyến "Thị trường đông trùng hạ thảo Việt Nam - Minh bạch và Phát triển" diễn ra ngày 28/8 ở Hà Nội, GS.TS. Phạm Hưng Củng - Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền – Bộ Y tế cho biết, ĐTHT là sản phẩm rất được quan tâm tại Việt Nam và thế giới, được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu. Tuy nhiên, ngay cả tên gọi ĐTHT hiện vẫn còn nhiều tranh cãi.

Theo công bố các nhà khoa học trên thế giới, bản chất ĐTHT là một loại nấm, thì cần bàn xét về chủng nấm đó là gì? Ước tính có hơn 500 loài, có loài được xếp loại chất lượng, nhưng có loại không có nhiều hàm lượng dinh dưỡng...

Đặc biệt, có 2 loài được nghiên cứu kĩ là cordiceps simensips và militaris có hoạt chất tương đồng nhau. Đặc biệt hai loại này có hoạt chất sinh học có chất lượng tốt cho sức khỏe và chỉ nên tập trung vào hai loại này.

Bên cạnh đó, tên gọi ĐTHT là do việc quan sát hiện tượng đã có từ rất lâu, mà không chú trọng vào bản chất.

Do vậy, với hai loại cordiceps sinensips được thu hoạch tại vùng núi cao có hàm lượng tương đương như loại minitaris được nuôi trồng có thể gọi chung tên cũng không sai do nội hàm gần như tương đương.

Báo động: 70% đông trùng hạ thảo là giả, kém chất lượng - Ảnh 1.

Hình ảnh đông trùng hạ thảo được nuôi cấy. Ảnh minh hoạ.

"Quan trọng hơn, cần tập trung vào hai mục tiêu chính, vì sức khỏe của người dân và làm người dân hiểu được công dụng của ĐTHT để bảo vệ sức khỏe và tạo cho doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi phát triển các sản phẩm ĐTHT.

Hiện nay, việc các doanh nghiệp đăng ký sản xuất, kinh doanh các sản phẩm ĐTHT là rất chặt chẽ, đặc biệt là yêu cầu về kiểm nghiệm hàm lượng adenosin trong sản phẩm là bao nhiêu thì khi đó mới được cấp phép…" – GS. Củng nhấn mạnh.

Ông Củng cũng cho rằng, nói đến ĐTHT hiện nay, phần lớn quan niệm hiện nay cho rằng, ĐTHT có nguồn gốc là từ Tây Tạng, Trung Quốc, và có giá rất cao, dao động từ 1-2 tỷ/kg.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, thị trường đã xuất hiện nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ trong nước và nhập khẩu.

Tuy nhiên, điều đáng nói, mặc dù là sản phẩm ĐTHT nhập khẩu song khi kiểm nghiệm thì có chất lượng dược dưỡng không cao.

Theo chia sẻ của một số doanh nghiệp tại toạ đàm, có khoảng 70% các sản phẩm ĐTHT trên thị trường là hảng giả, hàng kém chất lượng.

Để xảy ra tình trạng này chính là do một nhóm doanh nghiệp kinh doanh sản xuất không có lương tâm, khi sử dụng chất tổng hợp trong quá trình nuôi cấy ĐTHT.

Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi kiểm nghiệm chất lượng, chỉ số về thành phần tinh chất chính có thể lên tới hơn 10mg thì chứng tỏ sản phẩm đó có vấn đề.

Cần công khai, minh bạch chất lượng ĐTHT

Ở góc độ người tiêu dùng các chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị, cần phải đánh giá một cách minh bạch, công khai chất lượng ĐTHT.

Theo TS. Trần Lập Công - Viện Y học cổ truyền Quân đội, để người tiêu dùng chấp nhận và tin dùng sản phẩm ĐTHT, bản thân doanh nghiệp cũng phải đầu tư việc tự kiểm định chất lượng, chủ động đánh giá chất lượng sản phẩm của mình thì người tiêu dùng mới nhìn vào đó để tin và dùng sản phẩm này được.

Báo động: 70% đông trùng hạ thảo là giả, kém chất lượng - Ảnh 2.

Các chuyên gia thảo luận tại toạ đàm.

Đồng tình với quan điểm này, TS. Phạm Văn Nhạ - Giám đốc Trung tâm đấu tranh sinh học (Viện bảo vệ thực phẩm – Bộ NNPTNT) cho rằng, hiện nay, doanh nghiệp có thể lựa chọn được chủng nấm tốt, tuy nghiên quá trình nuôi cấy, môi trường không tốt, thì sản phẩm chất lượng cuối cùng cũng không thể tốt.

BS. Hà Văn Khánh cho rằng, việc thực hiện việc sản xuất dòng sản phẩm ĐTHT phải theo quy trình, đầu tiên là nuôi trồng thế nào, công nghệ thế nào, kiểm nghiệm và lưu hành trên thị trường rồi sau đó mới đến dịch vụ và giá cả.

Phải làm tốt tất cả các khâu thì mới có thể mang đến cho người tiêu dùng một sản phẩm tốt.

Chính vì vậy, để hoạt động quản lý được minh bạch và đảm bảo, GS. Phạm Hưng Củng kiến nghị, có 5 việc cần minh bạch.

Thứ nhất, minh bạch nuôi trồng có chủng, loại, có nguyên sinh thì coi là ĐTHT.

Thứ hai, minh bạch chứng nhận kiểm nghiệm hàm lượng adenosin. Thứ ba, minh bạch tên.

Thứ tư minh bạch công bố sản phẩm theo ATTP đã yêu cầu.

Thứ năm, minh bạch giá. Mặc dù cơ quan quản lý nhà nước có trăm tay nhìn mắt tuy nhiên, bản thân các doanh nghiệp không tự mình làm ăn chân chính thì thị trường vẫn không thể có những sẩn phẩm chất lượng và tốt.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề xuất đề xuất các thủ tục liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp nên được sớm và nhanh hơn để doanh nghiệp có thể nắm bắt được cơ hội xuất khẩu...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại