7 dấu hiệu cảnh báo bạn cần phải đi khám bàng quang trước khi quá muộn

Chi Lê |

Nếu có những dấu hiệu này thì tỷ lệ tới 90% bàng quang của bạn bị nhiễm trùng, cần phải chữa trị trước khi quá muộn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là căn bệnh do khuẩn E.coli gây ra, chúng khiến cho đường tiết niệu của bạn bị viêm, sưng đau khó chịu.

Nếu được điều trị thích hợp, bạn hoàn toàn có thể làm giảm các biến chứng do nhiễm trùng hạn chế nguy cơ suy thận, viêm đài bể thận.

Vậy làm thế nào bạn phát hiện ra bệnh trước khi nó trở nên nghiêm trọng hơn? Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số 7 triệu chứng dưới đây, bạn hãy tới ngay các cơ sở y tế để có được sự hỗ trợ kịp thời.

1. Đi tiểu đau

Theo TS. Thomas Michels, khi bạn đi tiểu đau, có cảm giác khó chịu hoặc nóng rát, đây là dấu hiệu cho thấy bàng quang hoặc niệu đạo của bạn gặp vấn đề.

Đây cũng có thể là dấu hiệu của chứng khó tiểu, tuy nhiên, căn bệnh này chỉ xuất hiện ở 3% người lớn trên 40 tuổi, do đó, nếu bạn không nằm trong độ tuổi này, thì khả năng cao là cơ thể bạn nhiễm trùng đường tiết niệu.

2. Đi tiểu nhiều lần

Nếu bạn bước chân vào phòng vệ sinh tới 8 lần/ngày hoặc thường xuyên phải thức giấc giữa chừng trong lúc ngủ, thì bạn có khả năng bị nhiễm trùng tiết niệu.

7 dấu hiệu cảnh báo bạn cần phải đi khám bàng quang trước khi quá muộn - Ảnh 1.

Vị trí của bàng quang và niệu đạo

Đi tiểu thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang kẽ. Đây là bệnh gây viêm các lớp cơ của bàng quang và khiến bệnh nhân bị đau ở vùng xương chậu.

Tình trạng này (không giống như viêm bàng quang thường gặp, không phải do vi khuẩn gây ra) khiến cho bạn cảm thấy cần đi tiểu nhiều lần, ngay cả khi trong bàng quang chỉ có một lượng nhỏ nước tiểu.

3. Đi tiểu đột ngột, gấp gáp

Không chỉ đi tiểu nhiều lần, mà bạn thường phải vội vàng chạy tới WC, dù trước đó không lâu bạn mới đi tiểu xong, đi kèm theo đó là những cơn đau, khó chịu ở bàng quang và đường tiết niệu.

Dấu hiệu này cho thấy khả năng cao là bạn bị viêm bàng quang kẽ cấp tính.

4. Đau bụng và lưng dưới

Khi bị nhiễm trùng bàng quang mà không được điều trị kịp thời, vùng bụng của bạn sẽ thường xuyên có cảm giác đau, khó chịu.

Bên cạnh đó, bàng quang bị sưng viêm tạo thành áp lực nặng hơn lên vùng xương chậu, đặc biệt là vùng quanh xương mu, khiến cho việc bài tiết trở nên đau đớn và thường xuyên hơn.

Tương tự như vậy với tình trạng đau lưng dưới: Khi nhiễm trùng bàng quang vẫn chưa được điều trị trong một thời gian dài, nó có thể lây lan từ bàng quang đến thận, khiến bạn có một cơn đau âm ỉ không dứt ở lưng.

Nặng nề hơn, viêm bàng quang nặng gây biến chứng thành bệnh viêm bể thận, hoặc nhiễm trùng thận có thể khiến bạn bị sốt cao, buồn nôn và ói mửa.

5. Đi tiểu ra máu

Khi mắc bệnh này, nước tiểu sẽ có màu hồng nhạt, hoặc đỏ sẫm, hoặc có cục máu đông – các dấu hiệu cho thấy bệnh của bạn ở trong tình trạng nặng, cần phải được điều trị ngay lập tức.

6. Nước tiểu có mùi nặng

Theo BS. Melissa Stöppler, khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nước tiểu sẽ có mùi hôi.

Nếu nước tiểu của bạn có mùi amoniac mạnh, tạo ra một mùi hương hơi ngọt hoặc mùi hôi thối gây khó chịu, đó là cách mà cơ thể bạn cảnh báo rằng đường tiết niệu của bạn bị nhiễm bệnh.

7. Trong nước tiểu có mủ

Trong những trường hợp thông thường, nước tiểu có màu vàng nhạt.

Nhưng khi bạn bị nhiễm trùng ở bất kỳ nơi nào trong đường tiết niệu, nó khiến cho bạn bị chảy mủ ở trong nước tiểu. Vì vậy, khi thấy màu nước tiểu có màu trắng đục, bạn nên đi khám để biết rõ và điều trị tận gốc vấn đề, loại trừ sớm bệnh tật.

(Nguồn: Health24)


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại