Cậu bé tử vong chỉ vì vết trầy da: Lời cảnh báo về sự nguy hiểm của nhiễm trùng vết thương

Phương Hoa |

Hãy cảnh giác với vết thương hở trên da bởi nó có thể là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng và tử vong trong thời gian ngắn ngủi.

Trường hợp tử vong là một cậu bé 12 tuổi trong một gia đình tại New York (Mỹ) tên là Rory Staunton. Trong một lần chơi bóng ở trường, cậu bị ngã do mải với quả bóng và khiến cho cánh tay bị trầy da với một vết thương hở. Giáo viên thể chất của cậu bé ngay lập tức lấy băng gạc băng vết thương cậu mà không rửa vết thương hở.

Mọi chuyện sau đó trở nên ngày càng tồi tệ hơn. Mẹ Rory, bà Orlaith cho biết, ngày hôm sau, cậu bị sốt rất cao và phải tới gặp bác sĩ khoa nhi để khám bệnh trong tình trạng mệt mỏi, yếu ớt. Các bác sĩ nhi địa phương trả cậu bé về với gia đình và khuyên họ nên nhanh chóng chuyển bé lên Khoa Điều trị đặc biệt tại bệnh viện lớn. 

Nhưng cuối cùng, chưa đầy một tuần sau cú ngã, vết thương hở đã bị nhiễm trùng quá nặng, hệ miễn dịch của cậu bé bị vi khuẩn xâm chiếm và khiến cho Rory bị tử vong.

Cậu bé tử vong chỉ vì vết trầy da: Lời cảnh báo về sự nguy hiểm của nhiễm trùng vết thương  - Ảnh 1.

Hình ảnh cả gia đình cậu bé Rory Staunton

Qua câu chuyện trên, chúng ta đã phần nào được cảnh tỉnh được độ nguy hiểm của những vết thương hở gây ra nhiễm trùng dẫn đến tử vong nhanh đến mức nào. Vì thế cần phải phải nâng cao kiến thức và sự hiểu biết về nhiễm trùng và những giải pháp cần làm để chữa trị kịp thời.

Nhiễm trùng vết thương cực kỳ phổ biến và nguy hiểm

Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh (CDC), nhiễm trùng là một trong 10 nguyên nhân phổ biến gây tử vong nhanh và ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Chúng đe dọa đến tính mạng con người và theo Viện Khoa học Y khoa Quốc gia thì có khoảng 30% người chết vì bệnh này mỗi năm.

Trang Mayo Clinic giải thích rằng, nhiễm trùng là một biến chứng xảy ra khi các hóa chất được tiết ra đi vào máu nhằm chống nhiễm trùng lại gây ra viêm nhiễm đến khắp cơ thể. Nó xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như viêm phổi, nhiễm trùng đường máu, nhiễm trùng đường tiết niệu, vết thương hở…

Amesh A. Adalja, bác sĩ chuyên về bệnh truyền nhiễm đã được chứng nhận bởi Hội đồng tại Trung tâm Y tế John Hopskin cho biết, bất kì vết thương hở bị nhiễm trùng khi đạt đến một mức nào đó có thể trở thành nhiễm trùng máu.

Chính vì thế, Mayo Clinic khuyên bạn luôn phải rửa sạch vết thương hở ngoài da chứ không đơn thuần là băng bó chúng lại. Đừng quên rửa cả phần xung quanh vết thương thật sạch bằng xà phòng. Sau đó mới bôi một lớp thuốc mỏng lên vết thương và cuối cùng là băng bó vết thương lại.

Cậu bé tử vong chỉ vì vết trầy da: Lời cảnh báo về sự nguy hiểm của nhiễm trùng vết thương  - Ảnh 2.

Trung tâm y tế đã điều trị cho cậu bé xấu số 2 ngày trước khi qua đời

Dấu hiệu của nhiễm trùng

Nhiễm trùng thường phát triển rất nhanh chỉ trong một vài ngày, đặc biệt trên đối tượng là trẻ em. Tiến sĩ Adalja nói rằng sở dĩ trẻ em dễ mắc nhiễm trùng nhanh là do cơ thể trẻ em vẫn đang trong quá trình ổn định là phát triển về thể chất nên rất nhạy cảm với các virus xâm nhập vào cơ thể.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh có biểu hiện khá rõ đó là cơn sốt cao đột ngột kéo dài, tụt huyết áp nhanh và tâm trạng trở nên mệt mỏi, suy yếu. Những triệu chứng này kéo dài sẽ dẫn đến chứng sốc và suy nhược toàn bộ cơ thể.

Dù trong những năm trở lại đây, số lượng công chúng nhận thức được về triệu trứng nhiễm trùng đã tăng nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận người không nhỏ vẫn còn mơ hồ về nhiễm trùng và nhầm lẫn nó với các bệnh thường khác.

Nếu nắm bắt kịp thời điểm bị nhiễm trùng, bạn có thể sẽ được cứu chữa

Hiện nay, công nghệ khoa học hiện đại có thể hỗ trợ cho chúng ta phát hiện sớm nhiễm trùng bằng cách xét nghiệm máu, đồng thời kết hợp dùng thuốc kháng sinh và truyền dịch vào tĩnh mạch để hỗ trợ chữa trị viêm nhiễm trùng.

Trong trường hợp huyết áp của bạn giảm sau khi truyền dịch, bạn có thể dùng thuốc giúp bổ sung máu, làm tăng huyết áp. Một số bệnh nhân còn sử dụng corticosteroid liều thấp để làm dịu phản ứng của hệ thống miễn dịch, và dùng insulin để duy trì mức đường huyết ổn định, hoặc có thể dùng cả thuốc giảm đau và thuốc an thần.

Cách nhận biết nhiễm trùng và cách xử lý

Bạn nên hiểu rằng, không phải cứ có vết thương nào trên da là vết thương ấy sẽ bị nhiễm trùng. Nhưng đâu ai có thể ngờ tới trường hợp như cậu bé Rory nói riêng và cả những đứa trẻ bị mắc chứng bệnh này nói chung. Một vết thương nhỏ cũng cực kì nguy hiểm ảnh hưởng tới cả mạng sống của mình.

Jennifer Castro, y tá và là một nhà nghiên cứu về nhiễm trùng tại Trung tâm Y tế Memorial ở Fountain Valley, California (Mỹ) khuyên rằng, nên rửa những vết thương hở thật sạch càng sớm càng tốt. 

Sau đó hãy chú ý xem có xuất hiện những dấu hiệu của nhiễm trùng ở vùng vết thương như sưng tấy, đỏ, đau đớn và bị chảy mủ không. Đừng hoảng sợ nếu như bạn gặp phải tình trạng trên bởi bạn sẽ không tử vong ngay tức khắc. Chỉ cần bình tĩnh và dùng thuốc theo như lời khuyên của bác sĩ để vết thương có thể cải thiện lại một cách nhanh nhất.

*Theo SELF

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại