Cậu bé 12 tuổi suýt chết vì nhiễm trùng, lời cảnh báo cho những ai đi giày mà không đi tất

Linh Chi |

Có thể bạn cảm thấy đi giày không đi tất rất thoải mái, nhưng lâu dần, thói quen này sẽ gây ra những hệ quả tiêu cực mà bạn không ngờ tới.

Bạn thường có thói quen đi giày không đi tất chỉ để thỏa mãn sự tiện lợi, bớt khó chịu cho đôi chân hoặc chạy theo xu hướng thời trang gần đây. Tuy nhiên, có thể bạn không biết rằng thói quen này không những không tốt, mà còn có thể gây hại cho bàn chân.

Không đi tất là nguyên nhân gây hôi chân

Bạn cho rằng vệ sinh chân sạch sẽ thì không cần mang tất khi đi giày. Nhưng bạn không biết rằng, bàn chân của bạn có thể tiết ra khoảng 500 ml mồ hôi tối đa mỗi ngày, lượng chất lòng này tương đương với 1 lon soda.

Cậu bé 12 tuổi suýt chết vì nhiễm trùng, lời cảnh báo cho những ai đi giày mà không đi tất - Ảnh 1.

Mồ đọng lại trong môi trường giày bí bách lcực kỳ có hại. Bên cạnh đó, mồ hôi còn có chứa vi khuẩn. Vi khuẩn phát triển và sinh sản nhanh chóng hơn trong môi trường ẩm ướt và tối như giày. Khi mang tất, tất sẽ đóng vai trò thấm hút mồ hôi dư thừa ở chân, hạn chế vi khuẩn sinh sản trong giày.

Do đó, dù bạn có vệ sinh sạch sẽ đến bao nhiêu mà vẫn giữ thói quen đi giày không đi tất, đôi chân bạn tất yếu vẫn có mùi như như thường.

Không chỉ là hôi chân, không mang tất còn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn bạn nghĩ

Đi giày không mang tất có thể gây tổn thương đôi chân của bạn. Thực tế, có nhiều đôi giày không được thiết kế mềm, êm an toàn khi tiếp xúc với chân. Bạn có thể bị xước, bong chóc da chân do mang giày mà không có tất, tổn thương này thường gặp nhiều ở những người mang giày mới.

Cậu bé 12 tuổi suýt chết vì nhiễm trùng, lời cảnh báo cho những ai đi giày mà không đi tất - Ảnh 2.

Cậu bé Macenzie Campbell suýt chết sau khi bị nhiễm trùng xước trên bàn chân.

Những vết xước trên bàn chân gây đau đớn, nếu bạn tiếp tục không đi tất, các vết xước này có thể bị loét rộng hơn thành vết thương hở, mà trong giày có chứa các vi khuẩn như đã nói.

Vi khuẩn có thể xâm nhập qua vết thương hở, dễ dàng đi vào máu của bạn dẫn đến nhiễm trùng.

Câu chuyện năm 2014 đăng trên tờ Daily Mail về trường hợp một cậu bé 12 tuổi Macenzie Campbell người Anh suýt chết sau khi bị nhiễm trùng xước trên bàn chân. 

Cụ thể, vết nhiễm trùng có nguồn gốc từ mụn nước do cậu bé đi giày mà không đi tất.

Gia đình Macenzie đưa cậu đến bệnh viện trong tình trạng toàn thân cậu lạnh toát, các cơ quan trong cơ thể cậu bé ngừng hoạt động 6 tiếng. gia đình cậu bé đã chuẩn bị tinh thần nói lời vĩnh biệt Macenzie. May mắn là cậu bé đã tỉnh lại sau đó. 

Ngay cả khi chân bạn không bị xước khi đi giày, những thứ ẩn nấp bên dưới lót giày của bạn vẫn có thể gây ra những rắc rối. Đi giày không đi tất khiến bàn chân, móng chân có nguy cơ phát triển bệnh nấm mốc.

Cơ chế tự làm mát của cơ thể chính là tiết mồ hôi. Mồ hôi chân có thể đọng lại trong giày gây mùi chân khó chịu. Trong trường hợp này, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng baking soda, vệ sinh lót giày, thay giày xen kẽ thường xuyên để hạn chế mùi hôi.

Thay đổi thói quen thành bản năng

Thực tế, mang tất khi đi giày là một thói quen có lợi cho sức khỏe của bạn. Nếu bạn đang không có thói quen này, chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể thay đổi nó với một vài phương pháp sau đây:

1. Thay đổi suy nghĩ của bạn: Hãy nghĩ đến việc mang tất khi đi giày như là việc cần thiết mặc đồ lót. Bởi chúng có tác dụng bảo vệ đôi chân của bạn. Giày có thể bảo vệ đôi chân khỏi một số thương tích và vi khuẩn, nhưng ngược lại chúng cũng có thể gây thương tích và ứ đọng vi khuẩn.

Bên cạnh việc đóng vai trò là lớp bảo vệ giữ bàn chân và giày, ngăn vi khuẩn trong giày tấn công chân, tất cũng là vật dụng dễ vệ sinh và giảm bớt sự ứ đọng mồ hôi trong giày.

Cậu bé 12 tuổi suýt chết vì nhiễm trùng, lời cảnh báo cho những ai đi giày mà không đi tất - Ảnh 3.

2. Thay đổi tất phù hợp với trang phục, phong cách của bạn: Thực tế, có rất nhiều loại tất có thể phù hợp với phong cách của bạn từ tất cao cổ đến giấu dưới bàn chân. Bạn có thể lựa chọn bất cứ loại nào để thay đổi thói quen, tránh nguy cơ xấu cho sức khỏe.

3. Nếu bạn là người thường xuyên quên đi tất khi đi giày, hãy cất riêng một đôi tất mới vào đôi giày chơi quần vợt hoặc túi tập thế dục. Bạn cũng có thể giữ tất trong cốp xe, ngăn kéo bàn làm việc.

Việc làm tuy nhỏ nhưng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc sống cũng như đối với sức khỏe của bạn.

*Theo Lifehack

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại