Chủ tịch Hội nghiên cứu Chu dịch Bắc Kinh: Cách bổ thận dành cho tất cả mọi người

Vân Hồng |

Bệnh yếu thận có thể phân thành 2 nhóm: thận thiếu âm và thận thiếu dương. Giáo sư Đông y nổi tiếng Dương Lực hướng dẫn cách giúp bổ thận dễ thực hiện dành cho tất cả mọi người.

Theo Đông y, thận thuộc hành thủy, tính thiên về hàn lạnh, nên dễ mắc bệnh vào mùa đông do dương tản. Theo giáo sư Dương Lực, Viện khoa học Trung y Trung Quốc, Chủ tịch Hội nghiên cứu Chu dịch Bắc Kinh, nếu muốn dưỡng nội tạng, bạn nên dưỡng thận đầu tiên.

Đặc biệt là khi thời tiết lạnh, việc bổ thận để tránh thận bị thiếu dương khí là vô cùng cần thiết đối với bất kỳ ai. Điều này lại càng cần thiết với nam giới và những người trên 35 tuổi.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thận, yếu thận, nhưng giáo sư Dương Lực đúc rút ra tình trạng này chủ yếu chia thành 2 nhóm chính: Thận thiếu dương và Thận thiếu âm.

Vì sao nên bổ thận, dưỡng thận?

Theo đặc điểm thể chất của người hiện đại, dễ xuất hiện các hiện tượng mà đông y gọi là "lạnh ngoài nóng trong".

Nếu bổ sung thực phẩm không đúng cách, có thể dẫn đến các hiện tượng sức khỏe tiêu cực như đau răng, đau họng, lưỡi đỏ, môi nứt nẻ, phồng rộp loét ngoài da, táo bón và các triệu chứng khác.

Vì vậy, việc bổ thận luôn phải đi kèm với việc thanh nhiệt. Sau đây là hướng dẫn của Giáo sư Dương Lực về cách bổ thận dựa vào thể chất của từng cá nhân khác nhau.

1. Nhóm người mắc bệnh thận thiếu dương (thận dương hư)

Chủ tịch Hội nghiên cứu Chu dịch Bắc Kinh: Cách bổ thận dành cho tất cả mọi người - Ảnh 1.

Vào mùa lạnh, chúng ta muốn dưỡng thận là vì sợ thận thiếu dương. Những người có thể chất thuộc nhóm này thường có cảm giác dạ dày hàn (hay lạnh bụng) và sợ lạnh, chân tay lạnh buốt, đau mỏi xương khớp vùng lưng, đầu gối, cơ thể mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt.

Khi thận bị thiếu dương nặng hơn thì cơ thể bắt đầu xuất hiện chứng giữ nước, phù nề. Lúc này nên bổ thận dương kịp thời, làm ấm thận bằng phương pháp "cân bằng âm dương, nóng lạnh cân đối".

Giữ nguyên tắc 3 bước là "ấm dương, thông dương và tráng dương" bằng những thực phẩm có tính ngọt và ấm.

Giải pháp tốt nhất cho những người có thể chất bẩm sinh lạnh, thiếu dương, cơ thể nhiễm lạnh mắc bệnh lâu ngày, có thể nên ăn món thịt dê nấu gừng, thịt dê nấu hành lá, trứng xào lá hẹ để bổ thận trước.

Để giảm nóng thì khi nấu ăn nên ăn kèm thêm bắp cải, các loại quả thuộc giống bầu bí dưa, những món rau mát để thanh nhiệt.

Đặc biệt, những người có thể chất âm thịnh dương suy, sợ lạnh, thì nên uống một chút rượu nhung hươu.

Hàng ngày nên duy trì nguyên tắc không để cơ thể bị nhiễm lạnh, nên ra ngoài nhiều để sưởi nắng, uống thêm nước trà ấm, buổi tối có thể ngâm chân vào chậu nước ấm, đồng thời bấm huyệt túc tam lý (xem hình minh họa để xác định vị trí).

Chủ tịch Hội nghiên cứu Chu dịch Bắc Kinh: Cách bổ thận dành cho tất cả mọi người - Ảnh 2.

Một cách khác là xoa nóng 2 bàn tay rồi mát xa vùng eo lưng phía sau và vùng bụng dưới.

2. Nhóm người mắc bệnh thận thiếu âm (thận âm hư)

Người bị bệnh thận thiếu âm thường xuất hiện các triệu chứng đau lưng và mệt mỏi, thiếu sức sống. Điểm khác biệt giữa thận thiếu âm so với thận thiếu dương là người thận thiếu âm luôn luôn có dấu hiệu chân tay nóng, miệng khô, sắc mặt hơi đỏ, mạch máu nhỏ, thường xuyên bị thức khuya do cảm thấy áp lực lớn, ngủ không ngon giấc, tâm trạng lao tâm khổ tứ.

Khi rơi vào tình trạng này, nên ăn gà đen, kỷ tử, cá màu đen, khoai mỡ, hải sâm… Tuy nhiên không nên ăn đồ quá béo, có thể thêm một chút thực phẩm có tính thông khí như vỏ cam, hành tây, tỏi, gừng…

Bị thận âm hư có thể nấu món canh gà đen kỷ tử để ăn đều đặn, bổ sung vào thực đơn món cháo bổ thận "3 đen" nổi tiếng gồm đậu đen, gạo đen và vừng đen.

Ngoài ra, trong lúc rảnh rỗi nên tranh thủ bấm huyệt thận du (xem hình minh họa). Nên bấm huyệt theo tiết tấu 4 nhịp, mỗi lần ấn 4 cái vào huyệt, nghỉ 1 giây lại bấm tiếp 4 cái, thực hiện 10 lần như vậy.

Chủ tịch Hội nghiên cứu Chu dịch Bắc Kinh: Cách bổ thận dành cho tất cả mọi người - Ảnh 3.

Khi ngâm chân, bạn nên kết hợp bấm huyệt Tam âm giao (xem hình minh họa), huyệt Thái khê, huyệt Dũng tuyền để phát huy tác dụng tốt hơn.

Chủ tịch Hội nghiên cứu Chu dịch Bắc Kinh: Cách bổ thận dành cho tất cả mọi người - Ảnh 4.

Chủ tịch Hội nghiên cứu Chu dịch Bắc Kinh: Cách bổ thận dành cho tất cả mọi người - Ảnh 5.

Chủ tịch Hội nghiên cứu Chu dịch Bắc Kinh: Cách bổ thận dành cho tất cả mọi người - Ảnh 6.

3. Nhóm người khỏe mạnh, nên phòng bệnh từ 35 tuổi

Đối với những người khỏe mạnh, chưa có bệnh về thận, muốn dưỡng thận vẫn có thể áp dụng các thực đơn và cách dưỡng thận này nhưng duy trì cân bằng cả 2 phương án, tức là vừa bổ dương, vừa bổ âm.

Ví dụ như ăn ăn cháo Kỷ tử, canh thịt bò khoai mỡ, thịt bò hầm hạt dẻ….

Đông y quan niệm, lưng là phủ của thận, vì vậy cách chăm sóc thận còn phải quan tâm đến lưng. Hàng này nên mát xa vùng lưng nhiều hơn, bấm huyệt thận du (hình ở trên), huyệt yêu nhãn, huyệt yêu dương quan (xem hình dưới)…

Khi tự mình bấm phía sau lưng, nếu không xác định đúng được huyệt vị thì bạn cũng không cần phải cầu kỳ, chỉ cần xoa bóp cả vùng lưng gần huyệt cũng tốt.

Chủ tịch Hội nghiên cứu Chu dịch Bắc Kinh: Cách bổ thận dành cho tất cả mọi người - Ảnh 7.

Chủ tịch Hội nghiên cứu Chu dịch Bắc Kinh: Cách bổ thận dành cho tất cả mọi người - Ảnh 8.

Trong cuốn sách nổi tiếng "Hoàng đế nội kinh" có ghi rằng, phụ nữ 57 tuổi bắt đầu suy giảm sức khỏe, nam giới 58 tuổi sẽ tổn thương thận khí. Vì vậy, nếu dựa vào tuổi tác, phụ nữ trên 35 tuổi và nam giới trên 40 tuổi bắt đầu rơi vào trạng thái xuất hiện bệnh, suy giảm sức khỏe. Trong lứa tuổi này nên dưỡng thận sẽ tốt hơn.

Giáo sư Dương Lực nói, những thói quen tốt sẽ mang lại những lợi ích tốt cho thận.

Giáo sư Dương lực khuyên:

Ngủ đủ giấc, ra ngoài phơi nắng nhiều, tránh lạnh giữ ấm, ăn uống điều độ, không giảm cân mù quáng, tùy tiện…

Ngoài ra, nên duy trì tập thể dục thích hợp với thể trạng, hạn chế đổ mồ hôi quá nhiều.

Nếu làm tốt những điều này đã đảm bảo cho bạn một phương pháp dưỡng thận hiệu quả, đảm bảo đủ dương khí, vượt qua thời gian và tuổi tác một cách nhẹ nhàng hơn. Giáo sư Lực nhấn mạnh.

Điều cuối cùng giáo sư muốn nhắc nhở, uống thuốc bổ là con dao hai lưỡi, trong đó chỉ 1 phần lợi 3 phần hại.

Trong trường hợp bắt buộc phải uống, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự uống tùy tiện.

Trong cuốn sách "Hoàng đế nội kinh" của Trung Quốc còn ghi, "uống thuốc bổ tốt, bệnh 10 sẽ khỏi 9 phần, uống thuốc bổ sai, bệnh 10 cũng vẫn còn 6".

Vì vậy, nếu khi bạn chưa có bệnh gì, tốt nhất là không nên uống thuốc bổ. Hãy chọn cách ăn uống dưỡng sinh là đúng đắn nhất. Thực đơn ăn uống đúng và cân bằng sẽ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của cơ thể.

Chủ tịch Hội nghiên cứu Chu dịch Bắc Kinh: Cách bổ thận dành cho tất cả mọi người - Ảnh 10.

* Theo Health/Huanqiu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại