Thế lực bí ẩn phá nát thỏa thuận triệu đô của JF-17 vào phút chót

Hải Vy |

Theo tiết lộ, Sri Lanka đáng lẽ sẽ ký thỏa thuận mua 8–12 máy bay chiến đấu JF-17 do TQ - Pakistan hợp tác sản xuất. Song, điều này đã không xảy ra vì có sự can thiệp từ bên ngoài.

JF-17 Thunder, mẫu máy bay chiến đấu đa nhiệm giá rẻ do Trung Quốc – Pakistan hợp tác sản xuất, đã vấp phải nhiều vấn đề trên thị trường quốc tế.

Theo tạp chí The Diplomat (Nhật Bản), dạo gần đây, mỗi khi có thông tin JF-17 “chộp” được một khách hàng thì ngay lập tức lại có “chuyện chẳng lành” xảy ra.

Malaysia, quốc gia gần đây nhất được cho là khách hàng của JF-17, đã thẳng thắn tuyên bố không có thỏa thuận nào được ký kết giữa 2 phía.

Mặc dù có mức giá cạnh tranh nhưng JF-17 có vẻ là mặt hàng khó tiêu thụ đối với Tổ hợp Hàng không Pakistan và Tập đoàn chế tạo máy bay Thành Đô – Trung Quốc (liên doanh hợp tác sản xuất mẫu máy bay này).

Trường hợp của Sri Lanka gây tò mò nhất khi nước này vốn được đánh giá là khách hàng rất tiềm năng của JF-17 nhưng lại bỗng dưng “quay lưng”.


Mặc dù có giá bèo nhưng JF-17 vẫn chưa có được hợp đồng xuất khẩu nào.

Mặc dù có "giá bèo" nhưng JF-17 vẫn chưa có được hợp đồng xuất khẩu nào.

Theo tờ Franz-Stefan Gady, Sri Lanka dự kiến ký thỏa thuận mua 8 – 12 máy bay chiến đấu JF-17 trong chuyến thăm của Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif tới quốc gia này vào tuần trước. Thỏa thuận ước tính có giá trị lên tới hàng triệu USD.

Tuy nhiên, trong suốt chuyến thăm của ông Sharif tới Colombo, Sri Lanka đưa ra thông báo về một loạt thỏa thuận khác nhưng lại không có bất cứ tuyên bố nào đả động tới hợp đồng JF-17.

Không bao lâu sau chuyến thăm của ông Sharif, Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka Karunasena Hettiarachchi lên tiếng phủ nhận rằng 2 phía thậm chí còn chưa đàm phán về JF-17.

“Vấn đề này thậm chí còn không được đưa ra thảo luận trong các cuộc trò chuyện (với chính phủ Pakistan)” – Tờ The Colombo Gazette dẫn lời ông Hettiarachchi cho biết.

Ông Sharif còn nhấn mạnh rằng: “Nếu trong tương lai Sri Lanka có phát sinh nhu cầu mua máy bay dạng này, thì để phù hợp với chính sách minh bạch trong mọi quyết định của chính phủ Sri Lanka, tất cả các bên liên quan sẽ được trưng cầu ý kiến”.

Thế nhưng, một vài ngày sau phát ngôn của ông Sharif, có một số nguồn tin cho biết, thực chất, Sri Lanka đã hủy bỏ thỏa thuận.

Theo tiết lộ của tờ Sunday Express, chính phủ Sri Lanka, do Tổng thống Maithripala Sirisena dẫn đầu, đã hủy bỏ kế hoạch mua máy bay chiến đấu JF-17 sau khi nhận được một công hàm ngoại giao từ New Delhi.

Trong đó, chính phủ Ấn Độ “khuyên” rằng Sri Lanka không nên bổ sung mẫu máy bay chiến đấu này vào lực lượng của mình.

Sunday Express cho biết, New Delhi đã gửi kèm một bản đánh giá tính năng kỹ thuật về JF-17 với các đánh giá tiêu cực và “chỉ ra rằng Sri Lanka không cần tới mẫu máy bay này”.

Theo bản báo cáo, chính phủ Ấn Độ đã gửi tới chính phủ Sri Lanka một tài liệu không rõ nguồn gốc, được mô tả là một "mảnh giấy trắng chẳng có đầu đuôi", vài tuần trước chuyến thăm của ông Sharif.

Diplomat nhận định, nếu thông tin trên là đúng thì quyết định hủy bỏ thỏa thuận của Sri Lanka cho thấy chính quyền của ông Sirisena có xu hướng nghiêng về phía lợi ích của Ấn Độ nhiều hơn, thay vì thân Trung Quốc như chính quyền cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa.

Diplomat cho biết thêm rằng, mặc dù khuyến cáo Sri Lanka không cần mua JF-17 nhưng hiện tại, cũng chưa có tín hiệu gì cho thấy Ấn Độ sẽ giới thiệu mẫu máy bay chiến đấu khác cho Sri Lanka để thay thế chiến đấu cơ này.

Máy bay chiến đấu JF-17 tại triển lãm hàng không Paris 2015

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại