Albania lại "phải vạ" vì vũ khí Trung Quốc

Vũ khí Trung Quốc sản xuất vốn nổi tiếng yếu kém về năng lực tác chiến, điều đó đã được chứng minh trong thực tế sử dụng.

Ngày 30/6, trang mạng thông tin tổng hợp CNQP Nga cho biết, hiện phần lớn vũ khí Trung Quốc trong Quân đội Albania không thể tác chiến. Theo đó, lực lượng Lục quân nước này bao gồm lữ đoàn phản ứng nhanh và các nhóm tấn công đột kích với trang bị hết sức nghèo nàn và lạc hậu.

Lục quân Albania có 3 xe tăng Type 59 Trung Quốc, được nghiên cứu chế tạo trên cơ sở xe tăng T-55 của Nga, 6 xe bọc thép chở quân Type 63 Trung Quốc, 8 xe bọc thép Mỹ. Ngoài ra, 18 khẩu lựu pháo 152mm Type 66, 81 hệ thống pháo hỏa tiễn 82mm và 43 pháo cao xạ đều của Trung Quốc.

Tiêm kích J-7 của Trung Quốc

Tiêm kích J-7 của Trung Quốc

Không quân nước này có 45 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ cũ mua của Bắc Kinh, gồm 35 chiếc J-6 và 10 chiếc J-7, sản xuất dựa trên nguyên mẫu MiG-19 và MiG-21, theo công nghệ thập niên 60 của thế kỷ trước. Ngoài ra, họ còn có 11 chiếc máy bay vận tải Y-5 và 6 trực thăng vũ trang Z-5 cũng là “hàng Tàu”.

Những vũ khí này chỉ nằm trong biên chế các quân, binh chủng mang tính hình thức, chứ không còn khả năng tác chiến. Chỉ có duy nhất hệ thống tên lửa phòng không Hồng Kỳ 2 (HQ-2) là có khả năng tác chiến tương đối. Hiện nay, Hải quân Albania có sự phục vụ của một vài tàu tuần tiễu lớp Thượng Hải của Trung Quốc là có thể ra biển được.

Hiện nay, quân đội Albania bị đánh giá là quá yếu so với đang phát triển, chứ không nói là so với các nước phát triển. Sự yếu kém này xuất phát từ nguyên nhân trang bị phần lớn vũ khí do Trung Quốc sản xuất.

Không chỉ vũ khí thế hệ cũ, ngay cả những thiết bị và vũ khí được coi là hiện đại nhất của Trung Quốc cũng đang mang lại trái đắng cho nhiều khách hàng, trong đó có Hải quân Thái Lan với tàu hộ vệ lớp Giang Hồ III.

Tàu chiến made in China của Thái Lan phải

Tàu chiến made in China của Thái Lan phải "thay máu" toàn bộ

Theo đó, Hải quân Thái Lan đã mua 2 tàu hộ vệ tên lửa HTMS Naresuan và HTMS Taksin thuộc lớp tàu hộ vệ 053H2 (Lớp Giang Hồ III) Trung Quốc sản xuất. Chiếc HTMS Naresuan được bàn giao tháng 12/1994 và chiếc HTMS Taksin hoàn thành giữa năm 1995.

Sau khi tiếp nhận 2 chiếc tàu 053H2 không lâu chúng đã gặp phải hàng loạt lỗi: Hệ thống điện lực của 053H2 thiết kế phi khoa học đã dẫn đến rất nhiều sự cố, hệ thống động lực thiếu tin cậy, hệ thống kiểm soát rủi ro trên tàu cũng có nhiều hạn chế, thiết kế vỏ tàu không chắc chắn, rất dễ gặp sự cố thủng thân tàu hoặc rò rỉ nước.

Thái Lan đã phải nhờ đến sự can thiệp của các công ty Thụy Điển để cứu 2 tàu chiến này thoát khỏi cảnh nghỉ hưu sớm. Đồng thời, hệ thống vũ khí, điện tử, trang thiết bị đi kèm của Trung Quốc cũng bị dỡ bỏ. Có thể nói tàu chiến của Trung Quốc trong Quân đội Thái Lan chỉ là cái xác không hồn.

Trái đắng mà Thái Lan gặp phải chưa thấm tháp vào đâu so với Ecuador. Bản hợp đồng giữa Ecuador và Trung Quốc được ký kết vào tháng 10/2008 mua bán các radar YLC-2C và YLC-18.

Ecuador mua radar một cách khẩn cấp theo hợp đồng ký ngay sau khi các máy bay huấn luyện chiến đấu EMB-314 Super Tucano xâm nhập không phận nước này và tấn công căn cứ quân nổi dậy Colombia trên lãnh thổ Ecuador.

Năm 2010-2011, Ecuador đã nhận được tổng cộng 4 đài radar Trung Quốc vốn dự kiến bắt đầu hoạt động vào tháng 10/2012. Tuy nhiên toàn bộ số radar này đã bị phía Ecuador trả lại.

Lý do Bộ quốc phòng Ecuador hủy bỏ bản hợp đồng trị giá 60 triệu USD này là do phía Trung Quốc cũng cấp các hệ thống radar không thể hoạt động, đồng thời Bộ quốc phòng Ecuador còn yêu cầu phía Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại do họ phải sử dụng những thiết bị không bảo đảm yêu cầu chất lượng như quảng bá.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại