Phòng không Thổ chết đứng ở "Khmeimim của Libya": Ai đã giăng thế trận luồn sâu đánh hiểm?

DK |

Có "ai đó" không muốn Thổ đạt được mục đích và đã ra "đòn phủ đầu" ở căn cứ al-Watiya. Nếu Ankara không hiểu rằng họ đang "ngồi trên đống lửa", kịch bản tương tự sẽ tiếp diễn.

Tập kích al-Watiya, "đòn phủ đầu" vào tham vọng thiết lập "Khmeimim của Libya"?

"Thật là một chiều chủ nhật tuyệt vời" là bình luận đã lan truyền nhanh chóng của những người ủng hộ chính phủ Syria và Quân đội Quốc gia Libya (LNA) trên mạng xã hội sau các tin tức đầu tiên về cuộc tập kích vào Căn cứ không quân al-Watiya được công bố.

Ngày 5/7, trong bài viết xác thực về cuộc tập kích của các máy bay "không xác định", tờ Yeni Safak của Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ thêm rằng Ankara đang thiết lập 2 căn cứ quân sự ở miền tây Libya và al-Watiya rõ ràng là một trong hai căn cứ nói trên.

Cho tới thời điểm hiện tại, không thể bác bỏ việc Thổ muốn "chơi lớn" ở Libya theo cách mà người Nga đã làm ở Syria, tức là thiết lập một "đầu cầu" ở al-Watiya - một "Khmeimim ở Libya" để điều hành một loạt các hoạt động quân sự trên không và trên bộ.

Phòng không Thổ chết đứng ở Khmeimim của Libya: Ai đã giăng thế trận luồn sâu đánh hiểm? - Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar trả lời phỏng vấn của phóng viên BBC tại một căn cứ không quân được cho là al-Watiya trước thời điểm vụ tập kích diễn ra (Nguồn: Orla Guerin).

Trong bài viết được đăng tải trên Hurriyet Daily ngày 6/7, nhà phân tích Serkan Demirtas nhấn mạnh rằng al-Watiya sẽ hỗ trợ Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) tiến chiếm Sirte và al-Jufra, mở tung "cánh cửa" tiến vào khu vực "lưỡi liềm dầu" ở trung tâm Libya.

Các vũ khí bị phá hủy ở al-Watiya như 4 tổ hợp MIM-23 Hawk, 2 xe tăng và một số máy bay không người lái (UAV) cho thấy Ankara đang ở giai đoạn đầu tiên của việc thiết lập "đầu cầu", tức là tạo một lực lượng bảo vệ trên mặt đất - một "ô phòng không" xung quanh căn cứ.

Tuy nhiên, có "ai đó" không muốn Thổ Nhĩ Kỳ đạt được mục đích và đã ra "đòn phủ đầu".

Cũng theo ông Demirtas, việc GNA kiểm soát các mỏ dầu từ tay LNA có thể là một "bước ngoặt" trong cuộc xung đột và cũng là lý do tại sao Ai Cập coi Sirte là một "lằn ranh đỏ", còn Nga bị cáo buộc triển khai chiến đấu cơ tới căn cứ al-Jufra để ngăn chặn kế hoạch này.

Phòng không Thổ chết đứng ở Khmeimim của Libya: Ai đã giăng thế trận luồn sâu đánh hiểm? - Ảnh 2.

Thành phố cảng Sirte và Căn cứ không quân al-Jufra (ô vuông màu đỏ) là tuyến phòng thủ duy nhất có thể ngăn GNA và Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát "lưỡi liềm dầu" ở miền đông Libya.

"Luồn sâu đánh hiểm"?

Kể từ cuối tháng 5/2020, al-Watiya đã trở thành một mục tiêu được Ankara ra sức bảo vệ. Nhưng vụ tập kích ngày 5/7 cho thấy một "lỗ hổng" lớn trong năng lực của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) khi tiến hành "viễn chinh".

Có tới 3 giả thuyết về cách thức mà "ai đó" đã tiến hành cuộc tập kích được đưa ra như sau:

Giả thuyết 1: Mirage 2000 của Không quân UAE cất cánh từ căn cứ không quân Sidi Barrani của Ai Cập đã vượt biển Địa Trung Hải hoặc miền đông Libya (do LNA kiểm soát) để không kích al-Watiya.

Giả thuyết 2: Rafale và Mirage 2000 của Không quân Pháp (đang tham gia hoạt động chống khủng bố) từ Chad và Nigeria đã bí mật thâm nhập qua biên giới Libya để tấn công al-Watiya từ hướng nam hoặc đông nam.

Giả thuyết 3: Các tiêm kích MiG-29 và cường kích Su-24 cất cánh từ căn cứ al-Jufra (và có thể là Benghazi) trong vùng LNA kiểm soát đã tham gia cuộc tập kích.

Một chiếc tiêm kích được cho là MiG-29 trên bầu trời thành phố cảng Sirte, Libya hôm 15/6 (Nguồn: Twitter).

Quãng đường chim bay từ al-Watiya tới al-Jufra và Benghazi tương ứng là 539 km và 788 km, còn để tới Sidi Barrani hoặc Chad, rõ ràng các máy bay sẽ phải di chuyển trên quãng đường lớn hơn 1.300 km.

Nếu phải xuất kích với hành trình nói trên, các tiêm kích Rafale hoặc Mirage 2000 nhiều khả năng sẽ phải bay cùng các máy bay tiếp dầu và hoạt động này sẽ khó tránh khỏi việc bị các tổ hợp radar của Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện.

Cần nhấn mạnh rằng Libya hoàn toàn không giống với Syria, nơi mỗi chiếc phản lực cơ xuất kích thì gần như phe đối địch sẽ có tin tình báo do người dân cung cấp. Ở phía nam Libya là nơi cư ngụ của các bộ lạc, những người có mối liên hệ "lỏng lẻo" với cả hai phe tham chiến.

Kịch bản những chiếc phản lực cơ cất cánh từ al-Jufra vào chiều tối ngày 5/7, bay ở độ cao thấp, vượt qua khu vực không người ở phía bắc Wadi al-Shatii, "lách" giữa Nalut và Jabal al-Gharbi, "lướt" qua khu "da báo" Zitan trước khi không kích al-Watiya nhiều khả năng là những gì đã xảy ra.

Ngoài ra, việc "ai đó" nắm được điểm yếu của các tổ hợp MIM-23 Hawk ở al-Watiya và biến chúng thành mục tiêu chính của cuộc tập kích cho thấy nhiều khả năng các tổ hợp vẫn chưa được đưa vào chế độ trực chiến.

Rõ ràng "ai đó" đã chứng minh rằng họ vẫn khống chế được bầu trời và mặt đất, tha hồ "làm mưa làm gió". Và nếu Ankara và Tripoli không hiểu rằng họ đang "ngồi trên đống lửa" và tỏ ra liều lĩnh, việc tiếp tục bị "ăn hành" là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Phòng không Thổ chết đứng ở Khmeimim của Libya: Ai đã giăng thế trận luồn sâu đánh hiểm? - Ảnh 6.

Giả thuyết về hành trình những chiếc phản lực cơ từ al-Jufra tiến hành tập kích al-Watiya (mũi tên đỏ) và khoảng cách từ căn cứ này tới al-Jufra (539,2 km), Benghazi (788,5 km) và Sidi Barrani (1.326 km).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại