Từ 2017, Sputnik đã chỉ đích danh VN là "khách sộp" của tên lửa S-400 Nga: Cần là có?

Bình Nguyên |

Ông Victor Kladov, GĐ phụ trách quan hệ quốc tế của Tập đoàn Rostec đã khẳng định Nga luôn sẵn sàng dành những vũ khí tốt nhất cho Việt Nam. Tên lửa S-400 ư? Các bạn cần là có.

"Anh em như thể chân tay": Nga sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam vũ khí tối tân nhất

Đầu năm 2017, trong bài viết "Brothers-in-Arms: Vietnam Ramps Up Its Defense Potential With Russian Help - Anh em như thể chân tay: Việt Nam tăng cường tiềm lực quốc phòng với sự giúp đỡ của Nga", tờ Sputnik đã bình luận rất hay về mối quan hệ chiến lược Việt - Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự.

Theo đó, trong những năm qua, để tăng sức mạnh phòng thủ nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên đất liền, trên không trên biển và hải đảo, Việt Nam đã đặt mua nhiều vũ khí hiện đại từ Nga như tàu ngầm Kilo-636 trang bị tên lửa hành trình Kalibr, tàu hộ vệ tên lửa Gepard-3.9, tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya, tên lửa bờ Bastion-P, tiêm kích Su-30MK2, xe tăng T-90S...

Trong bài viết này, Sputnik đã chỉ đích danh Việt Nam là một trong những khách hàng tiềm năng nhất có thể sớm đặt mua tên lửa phòng không Tor-M2, Buk-M2 và thậm chí là cả tên lửa phòng không S-400 tầm xa do Nga chế tạo.

Tiếp đó, tại Triển lãm hàng không quốc tế MAKS 2017 tại Moscow, ông Victor Kladov – Giám đốc phụ trách quan hệ quốc tế của Tập đoàn Rostec (Nga) đã khẳng định lĩnh vực hợp tác kỹ thuật – quân sự giữa Việt Nam và Nga luôn tốt đẹp và đang có nhiều triển vọng phát triển trong thời gian tới.

Chúng tôi coi Việt Nam không chỉ là khách hàng đặc biệt quan trọng mà còn là người bạn thân thiết và luôn sẵn sàng dành cho các bạn những vũ khí tốt nhất, với nhiều ưu đãi mà không phải khách hàng nào cũng có được.

Phải khẳng định với các bạn một lần nữa, Rostec luôn sẵn sàng dành những vũ khí tốt nhất cho Việt Nam. Tên lửa S-400 ư? Các bạn cần là có.

Từ 2017, Sputnik đã chỉ đích danh VN là khách sộp của tên lửa S-400 Nga: Cần là có? - Ảnh 2.

Ông Victor Kladov, Giám đốc phụ trách quan hệ quốc tế của Tập đoàn Rostec (Nga)

Mới đây nhất, bên lề Triển lãm Quốc phòng và An ninh Việt Nam 2019 (DSE) diễn ra tại Hà Nội từ ngày 2-4/10, người phát ngôn của Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí Nhà nước Nga Rosoboronexport nhấn mạnh:

"Nga không gặp bất cứ trở ngại hay hạn chế nào trong việc cung cấp vũ khí cho Việt Nam""Nga sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam những vũ khí và trang thiết bị quân sự hiện đại nhất".

Rosoboronexport cho rằng Việt Nam là đối tác chiến lược lâu dài, đồng thời là khách hàng chủ chốt mua sắm các trang thiết bị quân sự của Nga ở Đông Nam Á.

"Chúng tôi chia sẻ mối quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu dài. Nhiều vũ khí và thiết bị quân sự mà Quân đội Việt Nam đang sử dụng hiện nay được sản xuất ở Liên Xô trước đây và nước Nga ngày nay", phát ngôn viên của Rosoboronexport nói.

Đại diện Rosoboronexport nhấn mạnh, Nga sẵn sàng chia sẻ những thành tựu mới nhất trong việc nâng cấp thiết bị quân sự và chế tạo các hệ thống vũ khí mới cho Việt Nam và các đối tác nước ngoài khác.

Từ 2017, Sputnik đã chỉ đích danh VN là khách sộp của tên lửa S-400 Nga: Cần là có? - Ảnh 3.

Tên lửa S-400. Ảnh: Ragulin Vitaly/dervishv.livejournal.com

Việt Nam sẽ mua S-400 và Buk-M2 Nga: Sắp thành hiện thực?

Được biết, Quân chủng PK-KQ là một trong những quân binh chủng mũi nhọn được xác định ưu tiên tiến thẳng lên hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ bầu trời Tổ quốc trong tình hình mới.

Trong hơn 10 năm trở lại đây, lực lượng này được đầu tư mua sắm nhiều vũ khí trang bị hiện đại mà phần lớn là từ Nga.

Mặc dù Israel và một số tập đoàn hàng không châu Âu, Mỹ gần đây cũng đang dần trở thành đối tác cung cấp các sản phẩm quốc phòng có chất lượng cho Quân đội Việt Nam nhưng chắc chắn trong tương lai 10-20 năm tới, vũ khí Nga vẫn sẽ nắm vai trò chủ đạo.

Bởi lẽ, từ lâu Quân đội ta đã sử dụng thành thạo vũ khí Nga và Moscow vẫn luôn thể hiện mình là đối tác tin cậy, cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hợp lý và đặc biệt là phù hợp với cách dùng và tư duy chiến thuật và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Từ 2017, Sputnik đã chỉ đích danh VN là khách sộp của tên lửa S-400 Nga: Cần là có? - Ảnh 4.

Tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2.

Trở lại vấn đề chính, liệu thông tin mà Sputnik nhận định Việt Nam có thể mua tên lửa S-400 và Buk-M2 có trở thành hiện thực?

Chủ trương của Việt Nam là mua sắm vũ khí hiện đại nhưng phải phù hợp với điều kiện kinh tế, phục vụ công tác phòng thủ là chính nên phải khẳng định dù rất muốn vươn tới S-400 nhưng quả thật có lẽ ngân sách của nước ta trong thời gian ngắn sắp tới chưa thể đáp ứng nổi và nhu cầu cũng chưa thật cấp thiết đến mức phải mua "luôn và ngay".

Đó là chưa kể, ngoài tên lửa S-400, Nga hiện tại đã cho ra đời một số dòng tên lửa phòng không tầm trung xa đa năng và hiện đại hơn.

Còn Buk-M2 thì sao? Đây là một hệ thống tên lửa phòng không rất hiện đại và uy lực, hiện đang là xương sống của phòng không Nga, và trải qua thực chiến ở Syria và trong một số cuộc xung đột khác, Buk-M2 đã thể hiện được hiệu quả diệt mục tiêu.

Còn nhớ hồi tháng 3/2020 vừa qua, tại Idlib, chiến thuật "bầy UAV" của Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến Quân đội Syria tổn thất nặng do các tổ hợp pháo - tên lửa Pantsir-S1 không đủ sức cáng đáng nhiệm vụ bẻ gãy những đợt tấn công ồ ạt của hàng loạt phương tiện bay nhỏ nhưng khá nguy hiểm này.

Chỉ đến khi Buk-M2 tham chiến phối hợp với Pantsir-S1 thì Quân đội Syria mới lật ngược thế cờ, đánh những trận tiêu diệt lớn, có ngày bắn hạ tới gần 10 chiếc UAV hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ, bẻ gãy chiến thuật "bầy UAV" mà trước đó không lâu đã làm mưa làm gió.

Mặc dù Buk-M2 tuyệt hảo, nhưng do nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung vũ khí nên dù có quan tâm tới hệ thống phòng không tầm trung, Việt Nam đã ưu tiên mua sắm một số tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER khá hiện đại từ Israel.

Buk-M2 dù chưa có duyên với Việt Nam trong thời gian vừa rồi tuy nhiên không phải chúng đã hết cơ hội, phiên bản Buk-M3 có thể sẽ là đích ngắm tiếp theo.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại