Philippines bị ép phải bỏ trực thăng Mi-171 Nga để mua Black Hawk của Mỹ: Vì đâu nên nỗi?

Anh Tú |

Trong khi nhiều nước, bất chấp những đe dọa trừng phạt từ Mỹ, vẫn quyết định mua vũ khí của Nga thì Philippines lại chọn cách từ bỏ trước sức ép của Washington.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana vừa phát đi thông báo chính thức, Manila đã quyết định mua 16 chiếc trực thăng Black Hawk từ Mỹ, thay vì chọn mua Mi-171 mặc dù các trực thăng này của Nga có giá rẻ hơn.

Lý do mà ông Lorenzana đưa ra là Philippines lo sợ sẽ bị Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt theo Đạo luật Chống các Đối thủ của Mỹ thông qua Trừng phạt (CAATSA).

Tổng giá trị hợp đồng mà Philippines ký kết với Tập đoàn chế tạo máy máy Sikorsky có trụ sở ở Stratford, Connecticut, Mỹ, nhà sản xuất các trực thăng Black Hawk là 240 triệu USD.

Trước đây, Philippines đã có kế hoạch mua các trực thăng Bell 412 của Canada nhưng thỏa thuận này đã bị hủy bỏ do chính quyền Ottawa lo ngại Manilla có thể sử dụng số máy bay này cho mục đích chống lại phiến quân nổi dậy địa phương.

Philippines bị ép phải bỏ trực thăng Mi-171 Nga để mua Black Hawk của Mỹ: Vì đâu nên nỗi? - Ảnh 1.

Su-35 Nga bay trình diễn tại Triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2017. Ảnh: Sputnik

Tính tổng thể, Philippines đã cân nhắc 4 lựa chọn, gồm cả trực thăng vận tải Surion của Hàn Quốc và AgustaWestland AW139 của liên doanh Anh - Italy.

Ban hành vào tháng 7/2017, CAATSA được thiết kế nhằm mục đích đánh vào hoạt động xuất khẩu quân sự của Nga, qua đó Mỹ sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt thứ cấp những quốc gia nào có giao dịch vũ khí với Moscow.

Tuy nhiên, bất chấp những đe dọa từ Mỹ, một số nước vẫn quyết định xúc tiến các hợp đồng vũ khí với Nga, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ với thỏa thuận mua hệ thống phòng không tiên tiến S-400, và Indonesia là 11 tiêm kích phản lực Su-35 trị giá 1,154 tỷ USD.

Trực thăng Mi-171A2 và Ansat bay huấn luyện

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại