Sau đó, vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Thụy Sĩ tiếp tục tăng ngân sách cho các hoạt động quân sự để duy trì các hầm trú ẩn bí mật đã có và xây dựng thêm những công trình mới.
Thậm chí, người ta còn cho rằng nhiều ngôi nhà dân sinh ở Thụy Sĩ cũng có hầm trú ẩn để phòng trường hợp xảy ra thảm họa hạt nhân.
Trong những năm gần đây, nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân đã không còn ở mức báo động, cộng thêm với đó là chi phí bảo dưỡng rất cao nên số lượng các hầm trú ẩn và boongke đã bị cắt giảm đi nhiều. Một vài trong số chúng bị đóng cửa, số khác được bán và chuyển đổi công năng thành khách sạn, bảo tàng hay thậm chí là biến thành các nhà máy sản xuất pho mát.
Một căn hầm trú ẩn tránh bom của Thụy Sĩ có kích thước trung bình vào khoảng 2,5 × 3,5 m và thường được xây dựng bên dưới tầng hầm của một căn nhà dân sinh bình thường. Sàn, trần và các bức tường của căn hầm được chế tạo từ những tấm bê tông cốt thép lớn
Bức ảnh này được chụp tại thành phố Faulensee (Thụy Sĩ) vào ngày 19 tháng 10 năm 2015. Nơi đây từng là pháo đài của quân đội Thụy Sĩ, còn bây giờ thì không còn vết tích gì nữa.
Một boongke súng máy được ngụy trang tọa lạc gần ngồi làng Realp ở Thụy Sĩ.
St. Gothard là con đèo núi quan trọng nhất thuộc dãy núi Alps của Thụy Sĩ. Đây là cánh cửa dẫn tới một trong số rất nhiều căn hầm bí mật ở đây.
Đường hầm bên trong một pháo đài ở Faulensee.
Đi sâu vào bên trong các bạn sẽ bắt gặp khẩu pháo này.
Các đường rãnh xoắn bên trong nòng súng.
Bên trên nòng pháo có quốc huy Thụy Sĩ. Biểu tượng này rất quen thuộc với những người chơi dao đa năng Victorinox.
Boongke bí mật và hầm chỉ huy này ở xã Attinghausen thuộc bang Uri (Thụy Sĩ).
Một pháo đài cũ của pháo binh Thụy Sĩ ẩn trong núi đá trên đèo St. Gotthard. Ngày nay chúng ta vẫn có thể thấy nòng pháo đang nhô ra.
Tấm biển cảnh báo: "Căn cứ quân sự". Ngôn ngữ chính thức của Thụy Sĩ là Tiếng Đức, Pháp, Ý, và Romansh.
Phòng phẫu thuật bên trong một pháo đài khác của lực lượng pháo binh.
Một ụ pháo được ngụy trang trong núi đá ngày 6 tháng 1 năm 2016. Khẩu súng vẫn còn nguyên tại chỗ suốt từ thế chiến II.
Nhìn từ phía trong ra sẽ như thế này.
Cách nơi này không xa là một công trình quân sự khác cũng được ngụy trang rất kín đáo.
Phòng chỉ huy bên trong một pháo đài ở gần thị trấn Faulensee.
Ảnh chụp một pháo đài cũ thuộc lực lượng pháo binh của quân đội Thụy Sĩ tại thành phố Faulensee ngày 19 tháng 10 năm 2015. Pháo đài này được sử dụng cho các mục đích quân sự từ năm 1943 đến năm 1993. Bây giờ nó đã được cải biến thành một bảo tàng.
Một pháo đài được ngụy trang giống như một ngôi nhà thời trung cổ ở thành phố Duggingen, Thụy Sĩ. Ảnh chụp ngày 19 tháng 8 năm 2015.
Một boongke cũ của quân đội Thụy Sĩ gần thị trấn Herstfeld hiện đang được sử dụng để trồng nấm. Ảnh chụp ngày 29 tháng 8 năm 2015.
Còn căn hầm cũ ở Giswil (Thụy Sĩ) này thì được biến thành cơ sở sản xuất pho mát. Ảnh chụp ngày 27 tháng 10 năm 2015.
Khách sạn này nằm trên đèo St. Gotthard Pass (Thụy Sĩ) và đã từng là một căn hầm trú ẩn của quân đội.
Một ụ súng ngụy trang trên dãy núi Alps Thụy Sĩ. Nó đã phục vụ trong suốt những năm 1943–1993 và giờ thì nằm nghỉ hưu tại đây.
Phía sau những sợi dây thép gai này là căn hầm pháo binh được xây dựng vào những năm 1937-1939 và hoạt động cho đến tận những năm 1988-1989. Giờ đây nó được chuyển hóa công năng thành một bảo tàng.
Thoạt nhìn thì đây cũng giống như bao ngôi nhà khác ở Thụy Sĩ, thế nhưng trên thực tế nó từng là một hầm trú ẩn quân sự bí mật ở thành phố Duggingen, Thụy Sĩ. Ảnh chụp ngày 19 tháng 8 năm 2015.