Cách mạng Iran vô hình chung đã giúp Israel "triệt phá" vũ khí hạt nhân của Iraq
38 năm sau Chiến dịch Opera (không kích của Israel phá hủy lò phản ứng hạt nhân của Iraq tại Osirak) các phi công còn sống đã tập hợp nhau lại để kỷ niệm sự kiện được coi là liên quan lớn đến một đối thủ khác trong khu vực Trung Đông - Iran.
Thiếu tướng David Ivry, cựu chỉ huy IAF (Không quân Israel) lúc đó bình luận:
"Khi Israel phát hiện ra vào năm 1977 rằng Iraq đang xây dựng một lò phản ứng có thể sản xuất Plutonium cho vũ khí hạt nhân, các máy bay F-4 Phantom và A4Skyhawks có trong trang bị không thể thực hiện các nhiệm vụ đột kích sâu 1.600 km vào lãnh thổ đối phương".
Nhưng vào năm 1979, Israel đã có một may mắn.
Cuộc cách mạng Hồi giáo Iran do Ayatollah Khomeini lãnh đạo đã lật đổ Shah Mohammad Reza Pahlav, một đồng minh trung thành của Hoa Kỳ. Điều này dẫn tới việc hủy bỏ một thỏa thuận cung cấp cho Iran 75 máy bay chiến đấu F-16 tiên tiến nhất thời điểm đó.
Hình ảnh của lò phản ứng hạt nhân Iraq trên màn hình hiển thị của một trong những chiếc F-16 đang tấn công.
Người Mỹ sau đó đã đề nghị bán lại cho Israel. Thiếu tướng Ivry nhớ lại:
"Ngay lập tức tôi nói có. Tại thời điểm đó tôi không cần phải hỏi ý kiến ai khác.
Khi ai đó cung cấp cho bạn những chiếc máy bay chiến đấu tốt nhất, trước hết bạn phải nói có... ".
Đại tá (Ret.) Ze'ev Raz, chỉ huy trưởng phi đội không kích ngày 7/6/1981 nhớ lại:
"Thực tế là các máy bay phản lực (F-16) đã đến với chúng tôi bởi vì cuộc cách mạng Iran. Đây là một trong những điều trớ trêu lớn nhất trong lịch sử".
Chiến thuật tài tình của phi đội đột kích F-16 của Israel và người phi công thứ 8
Nhưng ngay cả với các máy bay phản lực mới, không có gì đảm bảo Israel sẽ có thể thực hiện một nhiệm vụ tấn công ở Iraq và trở về an toàn với các khoang nhiên liệu của F-16.
Điều này dẫn đến việc IAF có một núi công việc để cố gắng để thực hiện nhiệm vụ "bất khả thi" này.
Amos Yadlin khi ông là giám đốc tình báo IDF (Kobi Gideon / Flash90)
Thiếu tướng Amos Yadlin, một phi công tham gia cuộc không kích và sau này trở thành người đứng đầu lực lượng tình báo quân đội Israel bình luận:
"Không có máy bay tiếp nhiên liệu trên không, không có định vị GPS, vào thời điểm đó chúng tôi không có các công nghệ nói trên.
Các phi công đã phải thực sự tập trung, chỉ một tính toán sai lầm nhỏ nhất cũng đồng nghĩa với việc không có đủ nhiên liệu để trở về.
Chúng tôi bay với tốc độ phù hợp nhất với việc tiết kiệm nhiên liệu và không phải là tốc độ tối ưu và an toàn khi bay trong lãnh thổ đối phương".
Ivri nói rằng các phi công rất lo lắng về việc không có đủ nhiên liệu, họ đã phải làm một việc nguy hiểm và bị cấm là khi các máy bay khởi động và xếp hàng trên đường băng để sẵn sàng cất cánh, một chiếc xe chở dầu đã đổ thêm để bình xăng tiệm cận giới hạn tuyệt đối.
Để tối đa hóa cơ hội thành công, Ivri đã tăng số lượng phi đội lên 8 thay vì 4 chiếc như dự kiến ban đầu. "Đó là một cuộc tấn công rất khó khăn mà tôi không tin rằng các lực lượng không quân khác sẽ dám làm điều đó" Ivri nói.
7 trong số các phi công là những người dày dạn kinh nghiệm và người thứ 8 được đưa vào vì khả năng của anh ta trong việc định hướng nhờ bản đồ và xác định các máy bay tại thời điểm đó có thể trở về hay không.
Đó là Ilan Ramon, người tiếp tục trở thành phi hành gia đầu tiên của Israel và cũng là người đã thiệt mạng trong thảm họa tàu con thoi Columbia năm 2003.
Phi công IAF và phi hành gia quá cố Ilan Ramon, được phỏng vấn ngay sau Chiến dịch Opera năm 1981, khi Israel đã phá hủy lò phản ứng hạt nhân Osirak ở Iraq.
Ramon đã đóng một vai trò lớn trong kế hoạch và tìm ra cách sử dụng nhiên liệu tối ưu.
Ramon cảm thấy tồi tệ khi phi đội không bao gồm anh ta mặc dù có nhiều phi công có kinh nghiệm hơn đang tham gia vào cuộc tấn công và dù anh ta chưa bao giờ tham gia không kích trong lãnh thổ của đối phương trước đây.
Trong buổi họp mặt để kỷ niệm sự kiện này, các cựu phi công đã tái hiện cuộc tấn công vào các chuyến bay giả lập và chia sẻ với một số thanh niên như một phần của việc tưởng nhớ tới phi công và phi hành gia quá cố Ilan Ramon.
Anh hùng thực sự là Thủ tướng Israel Menachem Begin, người đã ra lệnh tấn công
Yadlin cho biết "Anh hùng thực sự của chiến dịch này không phải là phi công, mà là những người đưa ra quyết định và đó là một quyết định rất khó khăn. Trước hết, toàn bộ Trung Đông có thể thù địch hơn và dẫn tới chiến tranh, hoặc chí ít là thiệt hại ngoại giao có thể rất lớn".
Vụ không kích lò phản ứng đã bị cộng đồng quốc tế lên án. Đặc biệt là Pháp đã tỏ ra rất tức giận vì đã đầu tư một khoản tiền lớn vào việc xây dựng nó.
Cựu Thủ tướng Israel Menachem Begin kiểm tra một máy bay chiến đấu F-16.
Quyết định của Begin và học thuyết được thiết lập sau đó được đặt theo tên ông được miêu tả như sau:
"Nếu có một nhà lãnh đạo Arab vẫn tiếp tục kêu gọi tiêu diệt nhà nước Israel, Israel sẽ không cho phép họ có vũ khí hạt nhân".
Israel một lần nữa sử dụng Học thuyết bắt đầu vào ngày 6/9/2007, trong một nhiệm vụ được gọi là Chiến dịch Orchard , khi các máy bay phản lực của Israel phá hủy một lò phản ứng hạt nhân ở Syria.
Israel cũng đã nhiều lần cảnh báo rằng họ có thể tấn công Iran để ngăn chặn quốc gia đó có được vũ khí hạt nhân. Yadlin cho biết, học thuyết này được xác lập trong hoạt động quân sự năm 1981 và nó chưa bao giờ kết thúc.
Chiến dịch Opera phá hủy lò phản ứng của Iraq năm 1981 của không quân Israel.