Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt nào đối với Nga? (Ảnh: Kremlin)
Mới đây, sau vụ tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào các cơ quan chính phủ Mỹ hồi tháng 12, vốn được cho là do Nga gây ra, Tổng thống Mỹ đắc cử tuyên bố những kẻ gây ra vụ việc này sẽ phải trả giá.
Cần nhắc lại rằng trong cuộc chạy đua bầu cử, ông Biden đã đe dọa Nga bằng “các lệnh trừng phạt địa ngục”. Vậy ông ấy có thể đưa ra những điều gì mới trong Nhà Trắng mà người Nga chưa thấy?
Theo các chuyên gia, nói về các biện pháp trừng phạt, cần hiểu rằng chúng được đưa ra không phải vì lợi ích riêng mà để đạt được những mục tiêu cụ thể nhất định. Nếu dưới thời đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump, Mỹ theo đuổi một chính sách “lạ” đối với Nga, thì dưới thời đảng Dân chủ chắc chắn nó sẽ thay đổi nghiêm trọng.
Dưới thời ông Trump, Nga với 3% đóng góp vào GDP thế giới không được quan tâm đặc biệt, những nỗ lực chính của ông ấy tập trung vào việc kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc.
Tuy nhiên, xuất khẩu khí đốt của Nga “vươn vòi” sang châu Âu, điều này thể hiện sự cạnh tranh thực sự trong việc cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đắt đỏ của Mỹ.
Kết quả là các lệnh trừng phạt được đưa ra đối với Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) và TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ).
Đồng thời, Washington cũng đưa ra các biện pháp hạn chế chống lại ngành công nghiệp máy bay dân dụng của Nga, vốn mới bắt đầu ngấp nghé với máy bay tầm trung đầy hứa hẹn Irkut MS-21, cũng như các doanh nghiệp ngành du hành vũ trụ, năng lượng hạt nhân và quốc phòng.
Các ưu tiên của ông Trump rất rõ ràng: "ngăn chặn trước bất kỳ nỗ lực nào của Điện Kremlin nhằm hồi sinh các ngành công nghệ cao ở Nga có thể đại diện cho sự cạnh tranh thực sự của ngành công nghiệp Mỹ".
Tuy nhiên, dưới thời ông Biden, mọi thứ sẽ khác một chút. Để làm được điều này, cần phải đưa các biện pháp trừng phạt vào Điện Kremlin, nhưng rõ ràng đối với Tổng thống Nga Putin sẽ không đi đến đâu nên sẽ xảy ra xung đột về lợi ích.
Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn bởi sự “mâu thuẫn” cá nhân giữa các nhà lãnh đạo của đảng Dân chủ Mỹ và tổng thống Nga. Từ tất cả điều này đã có thể thấy rằng “các biện pháp trừng phạt địa ngục” dưới thời ông Biden sẽ có mục tiêu cuối cùng là thay đổi chế độ của Nga.
Thứ nhất, Nga sẽ bắt đầu nhận ít thu nhập hơn, điều này sẽ dẫn đến giảm khả năng của ngân sách liên bang trong việc thực hiện các nghĩa vụ kinh tế xã hội đối với người dân.
Rất có khả năng các biện pháp trừng phạt mới sẽ ảnh hưởng đến các mặt hàng xuất khẩu chính như buôn bán hydrocacbon và các nguyên liệu thô, cũng như vũ khí và thực phẩm khác.
Nhìn chung, theo giới phân tích Nga, mọi thứ đều rõ ràng, Mỹ sẽ tiếp tục “quấy rối” các đường ống dẫn khí đốt của Nga, các dự án ở Bắc Cực của Rosneft sẽ bị trừng phạt do ảnh hưởng môi trường và các biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng đối với những người mua vũ khí của Nga.
Thứ hai, ông Biden có thể bắt đầu kỷ nguyên trừng phạt cá nhân trực tiếp chống lại Tổng thống Putin và giới quan chức thận cận của ông Putin. Bước đầu tiên đã được thực hiện khi ông Putin và ông Medvedev được cho là sẽ bị từ chối tham dự vào các sự kiện thể thao quan trọng nhất thế giới trong 2 năm tới.
Nhìn chung, tất cả những điều này sẽ có tác động cực kỳ tiêu cực đến sự ổn định kinh tế và chính trị ở Nga.
Trước đó, trong một chuyến thăm đến Moscow, ông Biden từng cảnh báo rằng nếu ông Putin, khi đó là Thủ tướng Nga, chạy đua nhiệm kỳ Tổng thống thứ ba thì đó sẽ là điều tồi tệ đối với Nga.
Ông Putin phớt lờ cảnh báo này và vẫn trở lại chiếc ghế Tổng thống. Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, ông Biden trở thành “hoa tiêu” trong chính quyền Obama kêu gọi các đồng minh châu Âu chống lại Moscow và hậu thuẫn Kiev.
Ông Biden hiểu biết về Liên Xô và lần đầu tiên đến thăm Nga vào năm 1973. Năm 2011, trên cương vị “Phó tướng” của Tổng thống Obama, ông cũng được ông Putin khi đó là Thủ tướng Nga, đón tiếp.
So với ba đời Tổng thống Mỹ gần đây nhất, ông Biden sẽ là Tổng thống Mỹ có kinh nghiệm và hiểu biết thực tế trong cách đối phó với ông Putin hơn cả.