Theo báo y học Trung quốc, nhà văn lớn Tô Thức (thời nhà Tống, TQ), từng có một cuộc sống rất khó khăn, đặc biệt là những năm tháng ông bị giáng chức xuống vùng sâu vùng xa Huệ Châu, Quảng Đông, Trung Quốc.
Do sang chấn tinh thần nghiêm trọng cộng với những thay đổi bất ngờ trong cuộc sống đã khiến ông tiều tụy, già yếu. Chưa đến 60 tuổi mà tóc ông đã bạc trắng, răng thì lung lay, thân hình già cả, lụ khụ.
Vì sức khỏe, ông đã nghe theo lời khuyên của một lương y, kiên trì chải đầu 3, 4 trăm lần một ngày. Nửa năm sau, từ tinh thần suy nhược và thể trạng yếu ớt ông đã dần hồi phục trở lại, nhịp tim ổn định, cơ thể đã khỏe mạnh, sắc mặt hồng hào. Ông đã trở thành một người khác hẳn với trước đây.
Ông viết trong bài thơ của mình “Vũ trùng kiến nguyệt tranh phiên phiên, ngã diệc tản phát hư minh hiên. Ngàn sơ lãnh khoái cơ cốt tỉnh, phong lộ khí nhập sương bồng căn”. Đại ý là: Mùa thu, lũ côn trùng nhảy múa dưới trăng thanh, tôi đứng trên hiên nhà vắng lặng, miệt mài chải tóc, chải cho trí não tỉnh táo, cho gân cốt tráng kiện, và mái tóc ngày càng dày đẹp hơn.
Câu chuyện của ông giúp chúng ta có thêm một kinh nghiệm hay, ai cũng có thể làm được mà hiệu quả lại chẳng ngờ. Chúng ta hãy tìm hiểu xem việc chải đầu thường xuyên tốt như thế nào mà từ đời xưa đã lưu truyền như thế?
1. Phòng ngừa đột quỵ
Cổ nhân có câu: “Chải đầu mười phút, phòng đột quỵ" có thể hiểu là khi người già khí huyết suy yếu, nghẽn mạch khiến não thiếu dinh dưỡng dễ gây đột quỵ. Thường xuyên chải đầu là cách kích thích các thần kinh mạch máu và huyệt vị ở đầu, làm cho các chân tóc mở ra, bài tiết lưu thông, từ đó lưu thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, khai thông kinh mạch và giảm thiểu phát sinh đột quỵ.
2. Cải thiện suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh thường liên quan tới giảm trí nhớ, mất ngủ, cần được an thần dưỡng huyết, yên tim điều khí. Hằng ngày nên chải đầu, bắt đầu từ đỉnh đầu sang hai bên hoặc chải từ sau ra trước, có thể khơi thông đường kinh dương trên đầu, có tác dụng bổ ích rất tốt.
3. Giảm thoái hóa đốt sống cổ
Hằng ngày khi chải đầu, chải phần gáy cổ phía sau có thể làm thông các huyệt vị, giảm bớt và thậm chí loại bỏ được cảm giác đau của bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
4. Phòng tránh bệnh mất trí nhớ
Dùng lược mát-xa và kích thích lên kinh mạch và huyệt vị trên đầu có nhiều tác dụng như lưu thông kinh lạc, tỉnh não, cải thiện tinh thần... Chải đầu có thể thúc đẩy kinh mạch thông suốt, hoạt huyết hành khí, não sẽ thông minh nhanh nhẹn hơn và làm chậm sự lão hóa.
5. Cải thiện chất lượng tóc
Chúng ta thường chỉ có thói quen đơn giản là rửa mặt, tắm trước khi ngủ mà quên mất một việc là chải sạch bụi trên đầu tóc. Thói quen này là một nguyên nhân khiến những vết bẩn dính trên tóc làm tăng thêm mức độ xơ tóc và chẻ ngọn…
Khi chải bắt đầu từ da đầu chải ra ngọn tóc, kéo theo các loại dầu tự nhiên từ da đầu thấm đến ngọn tóc, giúp cho tóc được hấp thụ dinh dưỡng, cải thiện tình trạng chẻ ngọn của tóc.
Vậy nên chải tóc như thế nào?
Mùa xuân, mỗi ngày chải đầu 100 - 200 cái.
- Trong 3 tháng mùa xuân, mỗi ngày khi thức dậy sáng sớm, nên nuôi dưỡng thói quen chải đầu sẽ có lợi cho việc dưỡng sinh kiện thể.
- Lược dùng để chải: Răng lược không cần quá sắc nhọn hoặc quá dày.
- Khi chải động tác không quá nhanh để giảm bớt mức độ kéo tóc và bảo vệ da đầu.
Chải đầu thành hai giai đoạn
- Giai đoạn 1: Trước khi ngủ mỗi đêm, chỉ cần 5-10 phút chải đầu (có thể sinh ra vi nhiệt càng tốt), để thư giãn loại hết mệt mỏi, rồi thư thái chìm vào giấc ngủ, giúp cho não được nghỉ ngơi đầy đủ.
- Giai đoạn 2: Sau khi thức dậy buổi sáng, cũng chỉ cần 5-10 phút chải đầu, khiến cho tinh thần phấn chấn, bước vào ngày mới với tâm trạng thoải mái vui vẻ.
*Theo Health.huanqiu