Những người có nguy cơ mắc bệnh thận: Bạn nên biết sớm còn đề phòng

Hà Phương |

Bệnh thận mạn tính rất nguy hiểm vì có thể gây ra nhiều biến chứng. Do đó, bạn cần phải cảnh giác để tránh mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là những nhóm người sau đây.

Những người có huyết áp cao, mắc bệnh tiểu đường, trong gia đình có người từng mắc bệnh thận hoặc người lớn tuổi là những người có nguy cơ cao mắc bệnh thận mạn tính.

Bạn nên làm gì?

Điều bạn nên làm là tới gặp bác sĩ để kiểm tra trước khi bệnh tình trở nên tồi tệ hơn. Thủ tục kiểm tra gồm:

- Kiểm tra xem liệu bạn có bị cao huyết áp không.

- Làm một xét nghiệm đơn giản về lượng protein trong nước tiểu. Protein đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Khi cơ thể khỏe mạnh, thận sẽ hấp thụ protein vào cơ thể. Ngược lại, nếu thận bị tổn thương, protein sẽ bị lọc ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu. Do đó, bạn cần thực hiện một vài bài kiểm tra khác nhau về lượng protein trong nước tiểu.

- Xét nghiệm máu để đo lượng creatinine, một chất thải sản xuất trong cơ bắp của bạn. Creatinine thường được bài tiết qua thận. Do đó, nếu thận bị tổn thương, lượng creatinine trong máu sẽ tăng lên.

Các triệu chứng của bệnh thận mạn tính

Những người có nguy cơ mắc bệnh thận: Bạn nên biết sớm còn đề phòng - Ảnh 1.

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy thận mạn tính có thể bao gồm:

- Thiếu năng lượng.

- Mệt mỏi hơn bình thường.

- Gặp các vấn đề về giấc ngủ.

- Gặp rắc rối trong tư duy.

- Sưng phù chân và mắt cá chân.

- Chuột rút khi ngủ.

- Ngứa và khô da.

- Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là ban đêm.

- Ăn không ngon.

- Sưng vùng da xung quanh mắt, thường vào buổi sáng.

Chẩn đoán bệnh thận mạn tính

Những người có nguy cơ mắc bệnh thận: Bạn nên biết sớm còn đề phòng - Ảnh 2.

Để chẩn đoán bệnh thận mạn tính, bác sĩ có thể sẽ thực hiện các bước sau:

- Xác định độ lọc cầu thận (GFR): Đây là cách hiệu quả nhất để kiểm tra chức năng của thận. Sau khi biết được mức GFR, bác sĩ có thể tính toán lượng creatinine trong máu, chủng tộc, giới tính và những thứ khác. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp tùy vào mức GFR và từng giai đoạn của bệnh.

- Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan) hoặc siêu âm: Việc này sẽ giúp bác sĩ biết được liệu thận của bạn lớn hoặc nhỏ hơn hay không. Sau đó họ sẽ kiểm tra các triệu chứng khác như sỏi thận hoặc khối u dựa trên cấu trúc của thận và đường tiết niệu.

- Sinh thiết thận: Điều này thường được thực hiện trong một số trường hợp nhất định để tìm ra căn bệnh chính xác mà thận gặp phải. Phương pháp này giúp đánh giá mức tổn thương của tận để đưa ra phương pháp điều trị. Để thực hiện sinh thiết, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô thận để kiểm tra.

Cách phòng ngừa bệnh thận mạn tính

Những người có nguy cơ mắc bệnh thận: Bạn nên biết sớm còn đề phòng - Ảnh 3.

Bệnh thận mạn tính có thể ngăn ngừa được. Phát hiện sớm để điều trị có thể ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh thận. Điều trị trong giai đoạn đầu của bệnh sẽ có cơ hội phục hồi cao hơn.

Ngoài ra, bạn cần phải biết các thông tin liên quan tới bệnh thận mạn tính và cách thức điều trị. Từ đó, bạn cần thực hiện theo đúng liệu trình để mang lại hiệu quả cao.

Cách điều trị bệnh thận mạn tính

Phương pháp điều trị nhằm mục đích làm chậm hoặc kiểm soát nguyên nhân gây ra bệnh thận. Sau đây là một số cách điều trị bệnh thận:

- Uống thuốc trị cao huyết áp.

- Uống thuốc giảm nồng độ cholesterol.

- Uống thuốc chữa bệnh thiếu máu.

- Uống thuốc để giảm sưng viêm.

- Cắt giảm lượng protein trong chế độ ăn để giảm lượng chất thải trong cơ thể.

- Chạy thận.

- Cấy ghép thận.

*Theo Positivemed

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại