Đối với những bệnh lý về thận, nếu không chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, bệnh tình sẽ dẫn tới tình trạng nghiêm trọng. Vì vậy, để nắm rõ tình trạng sức khỏe của thận, bạn cần "nằm lòng" 6 bước cơ bản dưới đây.
Bước 1: Ghi nhớ 6 công năng chính và 8 nguy hại khi thận mắc bệnh
6 công năng chính của thận bao gồm:
- Lọc các chất bẩn và độc tố trong máu.
- Điều hòa huyết áp.
- Điều tiết sự phát triển của khung xương.
- Điều tiết sự phát triển của hồng cầu.
- Điều tiết và khống chế để đảm bảo sự cân bằng của chất lỏng bên trong cơ thể (nước).
- Duy trì sự cân bằng của các thành phần muối khoáng bên trong cơ thể (natri, photpho, kali…)
8 nguy hại khôn lường khi thận mắc bệnh bao gồm:
- Dẫn đến bệnh tim.
- Dễ dẫn đến trúng gió.
- Nguyên nhân gây nên cao huyết áp và xơ cứng động mạch.
- "Thủ phạm" dẫn tới tình trạng loãng xương.
- Là một trong những nguyên nhân gây đau dây thần kinh.
- Gây ra suy thận và kéo theo nhiều biến chứng khác (ESRD, nhiễm trùng đường tiểu…)
- Thiếu máu.
- Dẫn tới tử vong.
Nắm rõ vai trò, vị trí, chức năng và tầm quan trọng của thận là bước khởi đầu trong 6 bước bảo vệ thận. (Tranh minh họa).
Bước 2: Xác định các nhân tố gây nguy hiểm đối với thận
Là một cơ quan có vai trò quan trọng đối với cơ thể, thận lại dễ bị tổn thương bởi nhiều tác nhân.
Những nhân tố gây nguy hiểm cho cơ quan này được chia thành hai loại: Nhân tố nguy hiểm chủ yếu và nhân tố nguy hiểm thứ yếu.
Nhân tố nguy hiểm chủ yếu:
- Bệnh tiểu đường.
- Cao huyết áp.
- Bệnh tim mạch.
- Thành viên khác trong gia đình có tiền sử mắc bệnh lý thận IGA và các bệnh lý về thận khác.
Nhân tố nguy hiểm thứ yếu:
- Lupus ban đỏ, viêm huyết quản hoặc các bệnh tự miễn khác.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu nhiều lần.
- Béo phì.
- Thận kết sỏi.
- Thường xuyên sử dụng các loại thuốc hại thận (thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc trị cảm).
- Độ tuổi từ 60 trở lên.
- Nhẹ cân, thấp bé, cơ thể yếu ớt.
Bước 3: Cảnh giác trước các triệu chứng báo hiệu bệnh thận
Vào giai đoạn đầu, các bệnh lý về thận thường có những biểu hiện không rõ ràng và khó nhận biết. Để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, bạn nên tới bệnh viện kiểm tra nếu thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu dưới đây:
- Mệt mỏi, suy nhược.
- Đi tiểu đau nhức hoặc tiểu khó.
- Nước tiểu nhiều bọt.
- Nước tiểu màu đỏ hoặc đen.
- Lượng nước tiểu tăng nhanh.
- Mắt sưng.
- Mặt, tay, bụng, chân và mắt cá chân phù nề.
- Thường xuyên cảm thấy khát nước.
Tới gặp bác sĩ ngay khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường sẽ giúp chúng ta kiểm soát tốt tình trạng của thận và phát hiện bệnh lý kịp thời. (Ảnh minh họa).
Bước 4: Đánh giá tình trạng bệnh thông qua các chỉ số
- Kiểm tra huyết áp: Đối với người bình thường, huyết áp dưới140/90mmHg được coi là bình thường. Nhưng đối với người bệnh thận, huyết áp an toàn là dưới mức 130/90mmHg, dưới 120/90mmHG là tốt nhất.
- Kiểm tra lượng protein trong nước tiểu: Tỷ lệ protein /creatinine trong nước tiểu nên nhỏ hơn 30mg/g, nếu cao hơn có thể gây tổn hại cho thận.
- Kiểm tra creatinine huyết thanh: Đây là chỉ số đơn giản nhất để đánh giá tình trạng chức năng của thận.
Nồng độ creatinine huyết thanh bình thường dao động ở mức 0.6 – 1.2mg (khoảng 40 – 120 mol/l). Con số này còn có liên quan tới đời sống tình dục, tuổi tác, trọng lượng cơ thể và một số yếu tố khác.
- Đánh giá tốc độ lọc cầu thận: Đây cũng là một trong những chỉ số đánh giá tình trạng chức năng thận. Theo đó, tốc độ lọc cầu thận cao hơn 90ml/ phút là bình thường, từ 60 – 89ml/ phút cần được theo dõi chặt chẽ.
Đặc biệt, nếu chỉ số này thấp hơn 60ml/ phút và kéo dài hơn ba tháng thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh thận.
- Kiểm tra các hình ảnh về thận: Bao gồm siêu âm, chụp X – quang và kiểm tra đồng vị.
Bước 5: Nằm lòng những nguyên tắc bảo vệ thận
Để bảo vệ thận, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc cụ thể dưới đây:
- Chú ý kiểm soát huyết áp.
- Chú ý kiểm soát lượng đường trong máu đối với bệnh nhân mắc tiểu đường.
- Giảm lượng muối hấp thu vào cơ thể.
- Hạn chế uống các loại thuốc có hại cho thận.
- Điều chỉnh hàm lượng protein hấp thu vào cơ thể thông qua chế độ ăn uống.
- Để tránh bị nhiễm trùng, hằng năm nên tiêm vắc-xin chống cúm.
Ghi nhớ kỹ những nguyên tắc bảo vệ thận là một trong những phương châm sống khỏe, sống lâu ai cũng cần có. (Ảnh minh họa).
Bước 6: Tìm hiểu kiến thức về bệnh thận
Trong thời đại tri thức phổ biến như ngày nay, không khó để chúng ta tìm hiểu các thông tin liên quan tới sức khỏe, nhất là về thận.
Tuy nhiên, việc tra cứu tài liệu và tìm hiểu qua những kênh chính thống sẽ giúp chúng ta thu được những thông tin chính xác và có lợi nhất.
Dưới đây là 4 cách tìm hiểu kiến thức về thận và các bệnh lý có liên quan được các chuyên gia y tế đặc biệt khuyến nghị.
- Tới phòng khám gặp các bác sĩ chuyên khoa về thận để được tư vấn và thăm khám.
- Tham gia các buổi tọa đàm với chuyên gia có uy tín.
- Đọc các tài liệu phổ cập về thận và các bệnh lý có liên quan qua những nguồn chính thống.
- Thường xuyên theo dõi tư liệu về thận cùng các bệnh lý có liên quan trên các kênh tư vấn và chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp.
*Theo Sina Health