Lạc là một thực phẩm giúp bồi bổ sức khỏe rất tốt không chỉ thích hợp dùng cho người già mà còn có thể dùng cho cả trẻ nhỏ. Do hạt lạc giàu chất dinh dưỡng nên người Trung Quốc còn đặt cho nó những cái tên thật đẹp như "quả trường sinh", "thịt thực vật".
Lạc có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ tì, mát phổi tiêu đờm, lợi tiểu, giảm sưng, cầm máu, tăng tiết sữa.
Nó có tác dụng chữa trị đối với những người bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, ho khan ít đờm, ho ra máu, chảy máu cam, chảy máu chân răng, sản phụ ít sữa và táo bón.
Đông y quan niệm rằng "tì thông với huyết" vì vậy những người khí hư thường hay bị chảy máu. Do vỏ lụa của lạc có tác dụng bổ tì vị nên nó giúp bổ huyết cầm máu rất tốt.
Ảnh minh họa
Y học hiện đại nghiên cứu cho thấy lạc có giá trị dinh dưỡng cao. Trong lạc có chứa nhiều chất béo và protein. Theo phân tích, hàm lượng chất béo trong lạc là 44% - 45%, hàm lượng protein là 24% - 36%, hàm lượng đường là khoảng 20%.
Trong lạc còn giàu các loại vitamin như vitamin B2, vitamin PP, vitamin A, vitamin D, vitamin E, canxi, sắt, kẽm, selen và có chứa vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3.
Hàm lượng khoáng chất trong lạc cũng rất phong phú. Đặc biệt phải kể đến là axit amin một khoáng chất cần thiết cho cơ thể có tác dụng thúc đẩy tế bào phát triển, tăng cường trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa sớm của cơ thể một cách hiệu quả, có tác dụng chống lão hóa.
Ngoài ra lạc còn chứa một lượng lớn canxi giúp xương của trẻ phát triển và có thể phòng ngừa các bệnh lý về xương ở người già.
Nguyên tố vi lượng Selen và hoạt chất Resveratrol trong lạc có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư đồng thời cũng là thuốc dự phòng làm giảm kết tụ tiểu cầu, phòng ngừa và điều trị bệnh xơ cứng động mạch, bệnh tim mạch.
Trong lạc còn có chứa vitamin K có tác dụng cầm máu. Vỏ lụa của lạc có thể ngăn chặn sự hòa tan của Fibrin, tăng hàm lượng tiểu cầu, cải thiện chất lượng tiểu cầu, cải thiện khiếm khuyết của các nhân tố làm đông máu, thúc đẩy chức năng tạo tiểu cầu của tủy xương.
Cách kết hợp nguyên liệu tốt nhất: Lạc nấu cùng với đậu đỏ, táo tàu thêm nước đun thành canh để uống.
Công dụng: Bổ tì vị, thích hợp với những người bị tê phù chân tay, tì yếu, phân nhão, ăn kém.
Cách ăn tốt nhất: Lạc tươi tốt nhất nên nấu cả vỏ cứng. Lạc sau khi nấu chín không chỉ dễ tiêu hóa, hấp thụ mà còn có thể tận dụng triệt để công dụng tăng cường sức khỏe từ vỏ cứng và vỏ lụa của lạc.
Sau đây là những món ăn bổ dưỡng được chế biến từ lạc
1. Cháo lạc nấu với táo đỏ
Nguyên liệu: Lạc 50g, gạo100g, táo đỏ 6 quả.
Cách làm: Lạc và gạo đem rửa sạch rồi cho thêm nước, táo đỏ vào đun cùng. Sau khi sôi đun nhỏ lửa thành cháo.
Công dụng: Kiện tì khai vị, bổ huyết, tăng tiết sữa, rất thích hợp đối với những người có lá lách yếu, hấp thụ kém, cơ thể suy nhược, thiếu máu và những phụ nữ sau sinh có ít sữa. Nếu ăn thường xuyên sẽ có tác dụng bồi bổ sức khỏe.
Ảnh minh họa
2. Canh táo đỏ nấu với lạc
Nguyên liệu: Táo đỏ 50g, lạc còn cả vỏ lụa 100g, đường đỏ
Cách làm: Táo đỏ đem rửa sạch, bỏ hạt. Bỏ táo đỏ và lạc vào nồi cho lượng nước vừa đủ, bật lửa lớn đun đến khi sôi thì đun nhỏ lửa khoảng nửa tiếng rồi cho đường đỏ vào khuấy đều lên là có thể dùng được.
Công dụng: Bồi bổ cơ thể, ích khí, bổ huyết, cầm máu. Rất thích hợp với những người hấp thụ kém do khí huyết suy nhược, đoản khí và các loại bệnh xuất huyết.
3. Móng giò hầm lạc
Nguyên liệu: Móng giò nửa chiếc, nhân lạc 100g, hoa hồi 3 bông, trần bì 1.2g , gừng miếng nhỏ, hành lá cắt khúc, 10 tép tỏi (đập nát), dầu, gia vị, nước tương, dầu hào, mì chính, dấm, rượu lượng vừa đủ.
Cách làm: Đun lạc khoảng 1 tiếng, đổ ra để ráo nước. Chân giò làm sạch chặt khúc cho vào nồi đảo qua, đổ nước máu đi.
Cho dầu vào nồi, cho tiếp hoa hồi, gừng tươi, tỏi, hành đảo đến khi có mùi thơm sau đó cho móng giò đã được đảo qua vào cho thêm gia vị, mì chính, dầu hào, nước tương, dấm rồi cho rượu vào, thêm lượng nước vừa đủ đem đun sôi. Tiếp đó cho vào nồi áp suất ninh khoảng 15 phút sau thì tắt bếp.
Công hiệu: Bổ khí huyết, tăng cường sức mạnh cơ bắp. Thích hợp với người đau mỏi lưng đầu gối, những phụ nữ sau sinh bị ít sữa.
Ảnh minh họa
Những trường hợp cần cân nhắc khi ăn lạc
1. Lạc bị mốc tuyệt đối không được ăn: Vì trong lạc mốc có chứa chất Aflatoxin gây ung thư cực mạnh. Aflatoxin có thể gây ra viêm gan do trúng độc, xơ gan, ung thư gan. Vì vậy cần đặc biệt lưu ý không được ăn lạc đã bị mốc.
2. Những người bị tai biến, đái tháo đường, mỡ máu cao, béo phì: Do nhiệt lượng và hàm lượng chất béo trong lạc đều rất cao, nếu ăn nhiều chất béo sẽ làm giảm Acid uric được đào thải ra ngoài khiến bệnh tình càng nặng thêm. Vì vậy trong thời gian phát tác tai biến cấp tính tuyệt đối không được ăn lạc. Trong thời gian tai biến đã thuyên giảm cũng chỉ có thể ăn lượng vừa đủ.
Những người bị mỡ máu cao, đái tháo đường cần kiểm soát tổng lượng hấp thụ mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều
Ảnh minh họa
3. Những người bị viêm loét dạ dày, viêm ruột, bị cắt bỏ túi mật, tiêu hóa kém: Nhóm người này nên ăn lượng ít và chia thành nhiều bữa, ăn thanh đạm ít dầu mỡ. Lạc thuộc loại hạt cứng có hàm lượng protein và chất béo cao nên rất khó tiêu hóa hấp thụ vì vậy nên hạn chế dùng.
4. Người bị thương do ngã, tắc tĩnh mạch: Do trong lạc có chứa một hoạt chất làm đông máu tạm thời nên sau khi ăn lạc có thể sẽ làm máu ứ đọng khiến bệnh sưng đau càng trầm trọng hơn. Lạc có thể khiến máu bị đông lại dẫn đến chứng huyết khối. Vì vậy những người bị chứng độ nhớt trong máu cao hoặc có huyết khối không nên ăn.
5. Người tì yếu, phân nát: Do lạc giàu chất béo nên những người có tì yếu và đường ruột kém không nên ăn. Đặc biệt lưu ý không nên ăn kèm lạc với cua, dưa chuột.
6. Lạc rang có tính nóng nên những người bị viêm khoang miệng, viêm lưỡi, nổi mụn nước ở môi, chảy máu cam không nên ăn vì sẽ càng làm bệnh trầm trọng thêm.
7. Người bị dị ứng không nên ăn.
*Theo People
Xem thêm:
Sản xuất bơ lạc (Nguồn: Youtube)