Những loài vật nhỏ bé nhưng nguy hiểm khôn lường

Minh Huệ ((Theo Qmotu, Wikipedia)) |

Những loài vật nhỏ bé tưởng như vô hại nhưng trên thực tế chúng lại chứa đựng nguy hiểm khôn lường cho con người. Cần cảnh giác với những loài sau.

Muỗi

Chỉ nặng 2 - 2,5mg, sức bay 2,5km/h chính là đặc trưng của loài muỗi (tên khoa học là Culicidae).

Tuy nhỏ bé như vậy nhưng chúng là tác nhân gây ra nhiều mầm bệnh nguy hiểm đến con người như sốt xuất huyết , sốt rét, sốt vàng da... đe dọa nghiêm trọng tính mạng loài người.

Lịch sử ghi nhận, trước khi việc lan truyền bệnh do muỗi gây ra được kiểm soát, chúng đã gây ra hàng triệu cái chết và hàng trăm ca lây nhiễm trên khắp thế giới.

Các nhà khoa học chứng minh muỗi là tác nhân lây truyền bệnh sốt vàng da, sốt rét từ người sang người ở Cuba.

Bệnh sốt rét cũng do muỗi lây truyền và gây ra số ca tử vong lớn ở người đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, có khoảng 5,3 triệu người chết mỗi năm vì căn bệnh sốt rét.

Những loài vật nhỏ bé nhưng nguy hiểm khôn lường - Ảnh 1.

Nọc độc của bạch tuộc đốm xanh độc gấp 50 lần rắn hổ mang.

Bạch tuộc đốm xanh

Sở hữu nọc độc cực mạnh, độc gấp 50 lần rắn hổ mang, bạch tuộc đốm xanh tuy nhỏ bé với thân mình dài 4-6cm, xúc tu dài từ 7-10cm nhưng được mệnh danh là sát thủ đại dương.

Bình thường, loài động vật sống dưới đại dương này khá lành tính nhưng khi chúng phát hiện đang cận kề nguy hiểm, thân mình chúng sẽ phát ra ánh sáng màu xanh dương.

Nọc độc của loài bạch tuộc này thuộc vào loại kịch độc bao gồm một chất độc thần kinh gọi là tetrodotoxin được sản xuất trong tuyến nước bọt.

Chất này có khả năng gây tê liệt cơ và ngừng thở chỉ sau vài phút tiếp xúc, dẫn đến tim ngừng đập do thiếu ôxy. Nếu bị trúng nọc độc của bạch tuộc đốm xanh, nguy cơ tử vong là 100%.

Điều đặc biệt là vết cắn của bạch tuộc đốm xanh rất nhẹ khiến người bị cắn hầu như không nhận ra cho đến khi phát tác. Theo các nhà khoa học, chỉ cần 1mg độc của bạch tuộc đốm xanh cũng khiến một người trưởng thành tắc thở ngay lập tức.

Ruồi ngủ xê xê

Ruồi ngủ xê xê (Tsetse Fly) cũng như loài muỗi, chính là tác nhân truyền bệnh, chúng chủ yếu sinh sôi ở châu Phi. Loài ruồi này có thể được nhận biết qua vòi của chúng, có thể hút máu cả người và động vật.

Các bệnh chủ yếu lây lan qua ruồi xê xê là bệnh Trypanosomiasis, còn gọi là căn bệnh ngủ.

Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến người mà còn ảnh hưởng đến gia súc khiến khoảng 3 triệu động vật chết mỗi năm. Vết cắn của ruồi xê xê ảnh hưởng đến khoảng gần nửa triệu người mỗi năm.

Bệnh ngủ hiện là căn bệnh nguy hiểm nhất ở 36 nước châu Phi.

Việc điều trị căn bệnh này rất tốn kém, phức tạp không chỉ vậy ngay cả khi được điều trị căn bệnh vẫn gây ảnh hưởng ở hệ thống thần kinh. Mục tiêu của Tổ chức Y Tế thế giới hiện nay là cho đến năm 2020 sẽ hoàn thành xóa sổ bệnh ngủ tại châu Phi.

Ốc nón

Các nhà khoa học phát hiện chất độc của ốc nón có khả năng mạnh gấp 5 lần moocphin - thuốc giảm đau gây nghiện. Loại động vật nhỏ bé này sử dụng nọc độc của mình để làm tê liệt con mồi trước khi ăn con mồi.

Theo các nhà khoa học từ Đại học Queensland, Australia, có hàng trăm loài ốc nón thường sinh sống trong môi trường nước ấm và nhiệt đới như khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Nọc độc của loài ốc nón này được gọi là conotoxins.

Ếch độc phi tiêu vàng

Ếch độc phi tiêu vàng có tên khoa học là Phyllobates terribilis, tuy cực độc nhưng chỉ sống tại vùng rừng nhiệt đới cực kỳ nóng ẩm Colombia.

Loài ếch này có ngoại hình nhỏ bé với chiều dài 1,3-1,5cm nhưng chất độc của nó đủ lấy mạng 20 người đàn ông khỏe mạnh. Chất độc này có thể ngấm qua da và không cần qua vết thương hở.

Nhện Brazil

Loài nhện này không sử dụng tơ và mạng nhện để bắt mồi mà chúng thường chủ động đi săn bằng nọc độc chết người của mình.

Từ năm 2007, loài nhện Brazil này đã được công nhận là loài nhện có nọc độc mạnh nhất trên thế giới. Chúng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ chết người và hầu hết các nạn nhân chỉ sống được 1 giờ sau khi bị cắn.

Những loài vật nhỏ bé nhưng nguy hiểm khôn lường - Ảnh 2.

Nạn nhân của loài kiến Harvester có thể chết do dị ứng nọc độc.

Kiến Harvester

Nọc độc của một con kiến Harvester không đủ để làm ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng sự nguy hiểm ở chỗ chúng vô cùng đông đảo.

Khi một con kiến Harvester cắn, vết cắn sẽ để lại mùi pheromone và phát tín hiệu để cảnh báo đến tất cả những con kiến khác xung quanh đó.

Chúng sẽ cùng tấn công nạn nhân với số lượng đông đảo và chúng trở thành nỗi khiếp sợ của bất cứ loài vật to lớn nào. Nạn nhân của loài kiến Havester này có thể chết do dị ứng với chất độc hoặc do phản ứng sốc phản vệ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại