Gan là một trong những cơ quan nội tạng đơn lớn và quan trọng nhất của cơ thể, nắm giữ khoảng 13% nguồn cung cấp máu và thực hiện trên 500 chức năng khác nhau, trong đó có chức năng quan trọng là hấp thu các chất dinh dưỡng và loại thải các độc tố trong máu.
Thực tế, có hơn 100 loại bệnh gan và vô vàn các dấu hiệu khác nhau. Một số bệnh như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan… thường có những dấu hiệu không cụ thể và dễ gây nhầm lẫn.
Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo gan tổn thương bạn cần cảnh giác:
Buồn nôn và nôn mửa. Nôn mửa và buồn nôn là một trong những triệu chứng thường gặp và dễ nhầm lẫn với chứng bệnh đau nửa đầu hay mang thai sớm, say xe, ngộ độc thực phẩm, trầm cảm. Những người có vấn đề về gan thường bị buồn nôn dai dẳng, vì chức năng thanh lọc chất độc của gan bị giảm.
Mệt mỏi. Cơ thể cảm thấy mệt mỏi và đuối sức là một trong những dấu hiệu sớm không rõ ràng báo hiệu gan bị tổn thương. Khi chức năng gan có vấn đề, cơ thể sẽ thiếu năng lượng và cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Điều này xảy ra do gan không thể loại bỏ được chất độc trong máu. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi kéo dài, hãy đi khám sức khỏe để phát hiện bệnh sớm.
Ăn mất ngon. Mất cảm giác ngon miệng do gan không sản sinh đủ mật. Mật giúp tiêu hóa chất béo trong chế độ ăn. Khi thực phẩm không được tiêu hóa đúng cách, nó có thể dẫn tới chán ăn, giảm cân nghiêm trọng.
Suy gan cũng gây cảm giác chán ăn. (Ảnh minh họa)
Rối loạn tiêu hóa. Gan đóng vai trò quan trọng đối với chức năng hệ tiêu hóa vì nó tạo ra mật. Nếu gan bị tổn thương sẽ kéo theo hệ tiêu hóa có vấn đề, dẫn đến các triệu chứng khó tiêu và tiêu chảy.
Hơn nữa, nếu thiếu mật, cơ thể có thể tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích, sỏi mật, táo bón hay chướng bụng.
Màu sắc nước tiểu thay đổi. Thay đổi về màu sắc nước tiểu cũng là một trong những tín hiệu cảnh báo gan bị tổn thương. Khi mức bilirubin tăng lên trong máu khiến nước tiểu có màu cam, hổ phách hoặc màu nâu. Nguyên nhân mức bilirubin tăng lên là do gan không thể loại bỏ được và nó phải bài tiết qua thận.
Màu sắc phân thay đổi. Khi gan có vấn đề và không thể tạo mật đủ, màu sắc của phân có thể thay đổi. Thay vì màu nâu bình thường, phân có thể biến thành màu vàng nhạt hoặc màu xám. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu này không xảy ra liên tục thì không có gì đáng lo.
Vàng da. Khi da, mắt, ngón tay và lưỡi có màu vàng nhờ nhờ, dấu hiệu này có thể do mức bilirubin trong máu và mô tăng lên. Bệnh vàng da cũng có thể là dấu hiệu túi mật hoặc tụy có vấn đề, tốt nhất nên khi khám càng sớm càng tốt.
Gan bị cổ trướng có thể gây chướng bụng. (Ảnh minh họa)
Thay đổi ở bụng. Chướng bụng, chuột rút bụng hay đau râm ran ở bụng dưới có thể là dấu hiệu gan đang bị cổ trướng, suy chức năng gan.
Phù tay chân. Phù tay chân, mặt do cơ thể tích nước cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm bạn bị bệnh gan, đặc biệt là ở khu vực bàn chân và mắt cá chân. Bên cạnh đó, phù tay chân cũng là triệu chứng của bệnh bạch huyết, suy tim, mất cân bằng hormone và các vấn đề về thận.
Ngứa da. Trong trường hợp gan bị tổn thương, suy giảm chức năng, da sẽ nhạy cảm hơn bình thường và có biểu hiện chóc vảy, ngứa. Mặt khác, da cũng có thể xuất hiện nhiều vết thâm, dễ nhìn thấy tĩnh mạch hơn.
Tổn thương gan khiến da nhạy cảm hơn. (Ảnh minh họa)
Đau bụng. Gan nằm ở dưới sườn phải, khi có đau ở khu vực này, có thể là gan đã bị tổn thương.
Táo bón, tiêu chảy. Một trong những chức năng của gan là làm đông máu, nếu gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng tới chức năng này, nó có thể dẫn tới xuất huyết tiêu hóa cùng với tiêu chảy hoặc táo bón.
*Theo Timeforhealthyfood