Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng: 3 sai lầm khiến trẻ lười ăn mẹ nào cũng mắc

Ngọc Anh |

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cách nấu ăn cho trẻ, cách lựa chọn thực phẩm của phụ huynh khiến nhiều trẻ rơi vào tình trạng biếng ăn.

Trẻ còi cọc vì nước hầm xương

Theo PGS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng quốc gia, bà gặp nhiều trẻ còi cọc, chân chữ X, dáng chữ O chỉ vì cha mẹ chăm không đúng cách.

Đặc biệt, có những bà mẹ đưa con đến tư vấn dinh dưỡng khoe thành tích ngày nào cũng hầm cả cân xương để nấu cháo thậm chí pha sữa cho con với hi vọng con chắc xương, cao lớn, bổ sung canxi nhưng thực tế trẻ vẫn còi và thiếu canxi.

PGS Mai cho biết, xương có chứa canxi nhưng để ninh xương lấy canxi bổ sung cho bữa ăn thì cực kỳ khó phải ninh như ninh "cao hổ cốt", còn chỉ ninh bình thường nước xương thôi ra chỉ toàn chất béo từ tuỷ xương còn không hề có canxi như người ta vẫn nghĩ. Do vậy, trẻ ăn nhiều vẫn còi cọc và gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng: 3 sai lầm khiến trẻ lười ăn mẹ nào cũng mắc - Ảnh 1.

Trẻ lười ăn do cách cho ăn, thực phẩm

Theo TS Phan Thị Bích Nga – Giám đốc Trung tâm khám, tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia, hàng ngày có tới trên 60 % trẻ đến khám dinh dưỡng với nguyên nhân là biếng ăn, nhưng thực chất đúng biếng ăn do bác sĩ chẩn đoán chỉ khoảng 40%, còn lại là ngộ nhận. Vì bé ăn được nhưng thành phần thấp năng lượng làm cho trẻ chậm lớn.

Theo TS Nga, không chỉ ở Viện Dinh dưỡng, báo cáo Bệnh viện Nhi có khoảng trên 30% trẻ 6 tháng - 3 tuổi trẻ biếng ăn cao nhất. Kể cả Mỹ, tỷ lệ trẻ biếng ăn khoảng 25-50%.

Trong đó, các yếu tố bệnh lý tác động đến biếng ăn ít mà chủ yếu do cách ăn, chế độ dinh dưỡng. Cách ăn sai lầm hay gặp nhất là cách cho ăn dặm chưa đúng cách nên thường xảy ra ở trẻ 6 tháng trở lên (ăn dặm) thậm chí chí đến 3-4 tuổi.

Có nhiều lý do khiến trẻ biếng ăn, nhiều cha mẹ việc tập cho con làm quen thức ăn không phù hợp. Nhiều ông bố bà mẹ cho con ăn thức ăn xay nhuyễn trong thời gian dài, có thể cho ăn thức ăn mịn trong giai đoạn tháng đầu tập ăn, khi trẻ có mầm răng để trẻ nhai để cơ hàm, cơ nhai vận động như vậy mới kích thích sự ngon miệng của trẻ.

3 sai lầm khi cho trẻ ăn

- Thứ nhất thời gian ăn: Nếu khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm đã tăng lên hai bữa ăn dặm là nhanh quá, trẻ chưa tiêu hoá kịp. Nhiều mẹ cho con bú sữa xong lại ăn dặm ngay làm cho trẻ không ăn được nên cha mẹ nghĩ trẻ biếng ăn

- Thứ hai lựa chọn thực phẩm: Nhiều bà mẹ trẻ thích cập nhật kiến thức mới nước ngoài, chưa qua chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, nội dung không thực tế. Nhiều bà mẹ thích áp dụng ăn dặm kiểu Nhật, chủ yếu dạng thực phẩm luộc hấp, thiếu hẳn chất béo, dầu mỡ giàu năng lượng.

Ngược lại, cũng có nhiều cha mẹ áp dụng thức ăn truyền thống thiếu năng lượng khiến trẻ yếu, chậm lên cân, không quan tâm đến ngoại cảnh khiến trẻ chậm các giác quan, chậm phát triển thể chất.

Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng: 3 sai lầm khiến trẻ lười ăn mẹ nào cũng mắc - Ảnh 2.

TS Phan Thị Bích Nga

Có trường hợp bố mẹ chỉ dùng đạm thực vật (đâu phụ) hoặc chỉ dùng nước (nước xương), không ăn cái, ăn bã, làm lượng ăn của trẻ rất ít, làm trẻ thiếu năng lượng và thiếu chất, suy dinh dưỡng.

- Thứ 3 cách cho ăn: Nhiều gia đình nóng nảy, mới 1-2 bữa trẻ mệt mỏi, viêm họng nhẹ lười ăn, cha mẹ đã tỏ ra cáu với con. Có bà mẹ còn tiết lộ, đến bữa ăn phải tát con để con há mồm mới đút thức ăn vào được. Đây là hành động kỳ quặc gây biếng ăn tâm lý.

Chúng ta phải quản lý thời gian ăn của trẻ tốt, bữa ăn đặc và loãng xen kẽ, tránh xếp 2 bữa chính gần nhau. Phải khống chế bữa ăn, không nên kéo dài quá 30 phút. Nếu con ăn quá ít, cha mẹ nên đẩy bữa sau lên sớm hơn.

Chúng ta phải cho trẻ ăn thức ăn tốt cho sức khỏe, ăn đủ chất, ăn lượng đủ. Chọn thực phẩm tươi giàu dinh dưỡng. Cha mẹ nên tự tay nấu cho trẻ ăn: bột cháo, kiểu Nhật phải tra thêm dầu mỡ, đạm động vật. Khi ăn đồ ăn liền trẻ cũng dễ suy dinh dưỡng, dù ngon nhưng năng lượng chưa đủ cho độ tuổi của trẻ.

Phải tạo được sự thích thú ăn cho trẻ. Sửa soạn bàn ăn gia đình, nơi ăn thoải mái. Tạo thói quen cho trẻ ngay từ đầu, khi ăn dặm phải ăn nghiêm túc, ngồi vào bàn ăn, tránh cho trẻ chạy chơi.

Tránh việc xao nhãng trong bữa ăn như vừa ăn vừa xem TV, điện thoại thông minh, gây ra rối loạn hành vi ăn uống ở trẻ. Điều này liên quan đến thần kinh tạo ra thói quen không tốt cho hành vi ăn uống trong cả cuộc đời sau này.

Nên đa dạng thức ăn, cho trẻ tiếp xúc với thức ăn mới. Nhiều cha mẹ thấy con lười ăn nên lại ngại cho trẻ tiếp xúc đồ ăn mới.

Chúng ta nên tập cho trẻ bài bản, thức ăn mới nên đưa dần dần từ từ, không đưa cùng lúc nhiều quá. Chúng ta chia ra thức ăn riêng rẽ khác nhau, bày kích thích thị giác. Rồi "ăn dặm bé tự chỉ huy rất hay" mà các nước phương Tây áp dụng từ lâu, giúp trẻ hào hứng ăn.

Xem thêm:

Cha mẹ cần xem clip này, học cách cứu mạng trẻ khi cần

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại