Nguy cơ xung đột mới ở Trung Đông sau vụ ám sát Tướng Iran

Thu Hằng |

Trung Đông đang bắt đầu thập kỷ mới dưới cái bóng của một cuộc xung đột lớn mới, khi Iran thề sẽ trả thù cuộc không kích của Mỹ sát hại vị tướng quyền lực nhất của họ, Qassem Soleimani.

Theo tờ Guardian ngày 3/1, Lầu Năm Góc đã ra lệnh cho 3.000 quân tiếp viện đến khu vực, trong khi các nhà ngoại giao Mỹ được cho là đã đóng gói hành lý phòng trường hợp sơ tán bất ngờ, còn Ngoại trường Mike Pompeo nhanh chóng gọi cho các đối tác của mình trên khắp thế giới để cố gắng thuyết phục họ rằng Mỹ “đã cam kết không leo thang”.

Mặc dù vậy, vẫn có những dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tiếp tục hoạt động tấn công các đồng minh Iran ở Iraq, với những cuộc không kích nhằm vào đoàn xe của Lực lượng Huy động Nhân dân (PMF), nhóm dân quân Shi'ite được Tehran bảo trợ ở Iraq, đang di chuyển ở phía Bắc Baghdad vào rạng sáng ngày 4/1.

Theo Reuters, 6 người đã thiệt mạng và 3 người bị thương nặng trong vụ này.

Sau vụ sát hại Tướng Soleimani, phản ứng chung ở các thủ đô trên thế giới là sự e ngại. “Đây là thời điểm các nhà lãnh đạo phải thực hiện sự kiềm chế tối đa”, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, António Guterres, kêu gọi. “Thế giới không thể chịu nổi một cuộc chiến tranh khác ở vùng Vịnh”.

Nhà lãnh đạo tối cao của Iran, Ali Khamenei đã ra lệnh để tang 3 ngày và tuyên bố Mỹ sẽ phải đối mặt với một “cuộc trả thù ghê gớm” cho cái chết của ông Soleimani, vị tướng điều hành các hoạt động quân sự của Tehran ở Iraq và Syria.

Tư lệnh mới của Lực lượng Quds, Esmail Ghaani, được đài al-Jazeera dẫn lời, lạnh lùng nói: “Chúng tôi muốn nói với mọi người rằng, hãy kiên nhẫn và chứng kiến xác của người Mỹ trên khắp Trung Đông”.

Video hiện trường vụ không kích ám sát Tướng Iran ở sân bay Baghdad (Nguồn: Guardian)

Lý do ám sát Tướng Soleimani của Mỹ

Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm Quds của Iran, Thiếu tướng Soleimani đã thiệt mạng ở thủ đô Baghdad của Iraq, khi chiếc xe chở ông bị một máy bay không người lái không kích. Suleimani khi đó đang ngồi trong xe của lực lượng PMF đón ông rời sân bay.

Thủ lĩnh thực quyền của PMF, Abu Mahdi al-Muhandis, một cộng sự thân cận của Soleimani, cũng thiệt mạng trong vụ tấn công.

Trong một phát biểu ngắn gọn từ khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bang Florida vào chiều 3/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mô tả ông Soleimani là “phần tử khủng bố số 1 ở bất cứ nơi nào trên thế giới”, và cho rằng viên tướng 62 tuổi này đang lên kế hoạch cho loạt vụ tấn công nhằm vào các nhà ngoại giao và nhân sự Mỹ.

Tuy vậy, nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định ông không tìm cách thay đổi chế độ ở Iran. “Chúng tôi không hành động để bắt đầu một cuộc chiến”, ông Trump nói.

Tuyên bố ban đầu của Lầu Năm Góc về vụ sát hại ông Soleimani cũng nói rằng hành động này nhằm mục đích ngăn chặn các kế hoạch tấn công của Iran trong tương lai, nhưng sau đó, Ngoại trưởng Pompeo cho rằng một kế hoạch tấn công thực sự của Iran khi đó đang được tiến hành và đã bị phá bởi vụ ám sát.

“Ông ta đã tích cực vạch kế hoạch trong khu vực để thực hiện các hành động – một hành động lớn như ông ta đã mô tả - sẽ khiến hàng chục, nếu không phải là hàng trăm sinh mạng người Mỹ gặp nguy hiểm”, Ngoại trưởng Mike Pompei phát biểu với kênh CNN.

Các quan chức Mỹ nói rằng, tình báo Mỹ nắm được thông tin ông Soleimani đang đi công du khu vực, tiếp xúc với các đồng minh ở địa phương và lên kế hoạch cho các cuộc tấn công.

“Ông ta không ở đó để đi nghỉ. Ông ta ở đó với mục đích rõ ràng là lên kế hoạch cho nhiều cuộc tấn công chống lại người Mỹ và các cơ sở Mỹ, và đó là lý do tại sao ông ta đi cùng với Muhandis [Phó Tư lệnh nhóm PMF]”, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Trong khi đó, Agnes Callamard, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về các vụ hành quyết phi pháp, cho biết trên Twitter rằng, các tuyên bố của Lầu Năm Góc là “rất mơ hồ” khi tìm cách biện minh pháp lý cho vụ tấn công đã khiến 10 người thiệt mạng.

Nguy cơ xung đột mới ở Trung Đông sau vụ ám sát Tướng Iran  - Ảnh 3.

Lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, mà ông Soleimani là chỉ huy. Ảnh; Haaretz


Sôi sục làn sóng kêu gọi trả thù

Tổng thống Iran, Hassan Rouhani, cho biết cái chết “tử vì đạo” của Tướng Soleimani sẽ làm cho đất nước quyết tâm hơn chống Mỹ. “Không còn nghi ngờ gì nữa, Iran và các quốc gia tìm kiếm tự do khác trong khu vực sẽ trả thù”.

Đồng minh Hezbollah tại Lebanon của Iran cũng thề sẽ trả thù cho cái chết của ông Soleimani. Còn tại Iraq, Hadi al-Ameri, một đồng minh của Iran và là người đứng đầu lực lượng bán quân sự Badr Organisation, đã kêu gọi tất cả các phe phái của Iraq trục xuất quân đội nước ngoài.

Ở nhiều nơi trong một khu vực Trung Đông nhạy cảm, nơi tầm ảnh hưởng của Tướng Soleimani mở rộng đến tận Dải Gaza và Yemen, cũng xuất hiện những lời kêu gọi trả thù.

Những cuộc biểu tình rầm rộ trên đường phố ở ngoại ô phía Nam Beirut (Lebanon), vốn là một thành trì của Hezbollah. Tuy nhiên ở miền Bắc Syria, nơi Tướng Soleimani từng đóng vai trò trong các chiến dịch tấn công lực lượng chống chính phủ, thì người ta đã phát kẹo ăn mừng ở nhiều thị trấn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại