Người đường huyết cao thường có 6 điểm chung khi NGỦ: Đến giờ vẫn không xuất hiện thì chúc mừng, yên tâm sức khỏe tốt

Phương Thùy |

Trên thực tế, những dấu hiệu này liên quan chặt chẽ đến sức khỏe thể chất, thậm chí là tuổi thọ của chúng ta.

Bà Vương (Trung Quốc) năm nay 62 tuổi, thường thích khiêu vũ quảng trường và đi du lịch. Trong khu phố sinh sống, bà được biết đến là người luôn giữ gìn sức khỏe. Tuy nhiên, gần đây, bà luôn cảm thấy ngứa ngáy khi ngủ và dễ bị đói hơn trước kia.

Lúc đầu bà tưởng thời tiết oi bức khiến người ngứa ngáy, nhưng tình trạng này kéo dài không thuyên giảm vào cả những ngày mát mẻ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Cuối cùng, bà quyết định đến bệnh viện để kiểm tra. Sau khi quan sát, bác sĩ yêu cầu bà tiến hành xét nghiệm lượng đường trong máu và kết quả chỉ ra bà đã mắc bệnh tiểu đường .

Bác sĩ giải thích ngứa ngáy và dễ bị đói là triệu chứng do lượng đường trong máu cao, mọi người nên đi khám ngay để kịp thời điều trị. Đồng thời, sau đây là những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường mà ai cũng cần biết.

Nếu những dấu hiệu này xuất hiện khi đang ngủ thì có thể lượng đường trong máu của bạn đang cao!

1. Luôn thấy đói trước khi đi ngủ

Nhiều người thường thắc mắc: "Mặc dù bữa tối ăn uống bình thường nhưng tôi luôn cảm thấy đói trước khi đi ngủ là vì sao?"

Hãy cẩn thận vì nguyên nhân có thể xuất phát từ bệnh tiểu đường. Do bệnh nhân tiểu đường bị kháng insulin hoặc thiếu insulin, lượng đường trong máu không thể đi tới tế bào một cách bình thường khiến hàm lượng đường trong máu tăng quá cao, nhưng não nhận được tín hiệu không đủ năng lượng và có cảm giác đói.

Người đường huyết cao thường có 6 điểm chung khi NGỦ: Đến giờ vẫn không xuất hiện thì chúc mừng, yên tâm sức khỏe tốt- Ảnh 1.

Bệnh nhân tiểu đường bị kháng insulin hoặc thiếu insulin, lượng đường trong máu không thể đi tới tế bào một cách bình thường. Ảnh minh họa: Internet

2. Tăng tiểu đêm

Nhiều bệnh nhân có lượng đường trong máu cao sẽ có tình trạng tiểu đêm nhiều hơn, vì khi lượng đường trong máu quá cao, áp suất thẩm thấu trong cơ thể tăng cao, thúc đẩy quá trình bài tiết nước và nước tiểu, dẫn đến tình trạng thường xuyên phải thức giấc vào ban đêm. Ngoài ra, lượng đường trong máu tăng cao có thể gây biến chứng thận, dẫn đến tăng tiểu đêm.

3. Đổ mồ hôi đêm

Lượng đường trong máu cao, thận âm suy, cường giáp, v.v. có thể gây ra mồ hôi ban đêm. Khi tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, có thể gây ra bệnh thần kinh và tăng tiết mồ hôi.

4. Ngứa da khi ngủ

Có nhiều nguyên nhân gây ngứa da. Nếu da bạn cảm thấy đặc biệt ngứa trước khi đi ngủ thì có thể là do lượng đường trong máu cao, ảnh hưởng đến chức năng tế bào cục bộ và gây ngứa da.

5. Khát nước khi ngủ

Uống quá ít nước, thời tiết nóng bức, đổ mồ hôi quá nhiều… có thể gây khát. Nhưng nếu bạn uống nước nhiều mà vẫn khát thì nên cảnh giác với bệnh tiểu đường.

Người đường huyết cao thường có 6 điểm chung khi NGỦ: Đến giờ vẫn không xuất hiện thì chúc mừng, yên tâm sức khỏe tốt- Ảnh 2.

Nếu bạn uống nước nhiều mà vẫn khát thì nên cảnh giác với bệnh tiểu đường. Ảnh minh họa: Internet

6. Tê chân khi ngủ

Tê chân khi ngủ có thể do ngủ sai tư thế và thường tự khỏi. Tuy nhiên, nếu tình trạng không tự khỏi mà trở nên trầm trọng hơn theo thời gian, bạn nên cảnh giác vì lượng đường trong máu cao cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn đến tê chân.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ghi nhớ 3 điều để giúp kiểm soát bệnh

Zhao Aili, nghiên cứu sinh tiến sĩ về dinh dưỡng và thực phẩm tại Đại học Y Phúc Kiến, và Wang Wenxiang, giám sát tiến sĩ về dinh dưỡng và thực phẩm tại Đại học Y Phúc Kiến, Trung Quốc, cho biết: Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bạn phải duy trì thói quen sinh hoạt tốt, phát triển thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục phù hợp, kiểm tra thể chất và sàng lọc thường xuyên.

Nếu đã mắc bệnh tiểu đường, đừng quên làm những điều sau:

1. Thay đổi cách ăn uống

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt và ít thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo để kiểm soát lượng đường tốt hơn. Chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường cần tuân thủ nghiêm ngặt theo sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa và làm chậm tiến triển các biến chứng của bệnh.

Ngoài ra, nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột. Ăn uống đúng giờ, không để cơ thể quá đói hoặc quá no. Không thay đổi đột ngột và quá nhiều về cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày.

2. Thực hiện bài tập aerobic nhẹ nhàng

Bệnh nhân tiểu đường có thể tập thể dục sau bữa ăn nửa giờ đến một giờ, tốt nhất nên chọn các bài tập thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, Thái Cực Quyền, đi bộ nhanh, v.v. Đổ mồ hôi nhẹ là thích hợp.

Người đường huyết cao thường có 6 điểm chung khi NGỦ: Đến giờ vẫn không xuất hiện thì chúc mừng, yên tâm sức khỏe tốt- Ảnh 3.

Sau khi ăn, nên vận động nhẹ nhàng, tránh nằm hoặc ngồi một chỗ. Ảnh minh họa: Internet

3. Thăm khám bệnh thường xuyên để được điều trị thích hợp

Việc khám bệnh tiểu đường ngày càng trở nên cần thiết do số người mắc bệnh này ngày một tăng cao. Bệnh tiểu đường không chỉ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm mà còn có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt là các biến chứng tim mạch.

Vì tiểu đường là một bệnh thuộc chuyên khoa Nội tiết, người bệnh nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa này để được chẩn đoán và điều trị chính xác. Khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa Nội tiết sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm.

Trước khi đi khám tiểu đường, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:

- Nhịn ăn uống ít nhất 8 giờ trước khi lấy mẫu máu để xét nghiệm, có thể uống nước lọc.

- Tránh mặc quần áo có nút kim loại hoặc đeo trang sức kim loại khi đo điện tâm đồ để tránh nhiễu sóng.

*Nguồn: Sohu

Người đường huyết cao thường có 6 điểm chung khi NGỦ: Đến giờ vẫn không xuất hiện thì chúc mừng, yên tâm sức khỏe tốt- Ảnh 4.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại