Rối loạn cương dương là bệnh đang có xu hướng gia tăng, với nhiều nguyên nhân liên quan đến lối sống, yếu tố môi trường, nội tiết, bệnh lý rối loạn chuyển hóa và nhu cầu cải thiện chất lượng cuộc sống….
Trong những năm gần đây, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã tiếp nhận nhiều ca bệnh rối loạn cương dương. Đây là một nỗi “ám ảnh” đối với nhiều nam giới.
Người đàn ông 43 tuổi cầu cứu bác sĩ vì "trên bảo dưới không nghe"
Ths. BS Đinh Hữu Việt (Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) chia sẻ về trường hợp của nam bệnh nhân P.H.M 43 tuổi (tên bệnh nhân được thay đổi), bị rối loạn cương dương nặng nhiều năm. Trước đó, bệnh nhân này đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị như dùng thuốc, điều trị bằng sóng xung kích,… nhưng hiệu quả không được như mong muốn.
Chia sẻ vấn đề này, anh P.H.M cho biết mỗi lần dùng thuốc khiến anh cảm thấy khó chịu, “chuyện vợ chồng” bị ảnh hưởng. Do đó, anh quyết định đi khám. Tại đây, bác sĩ Việt tư vấn anh M thực hiện đặt thể hang nhân tạo. Đây là phương pháp điều trị rối loạn cương dương hiệu quả cao nhất hiện nay.
Ca phẫu thuật đặt thể hang nhân tạo được diễn ra trong hơn một giờ đồng hồ với trang thiết bị hiện đại, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong quá trình phẫu thuật như vô trùng tuyệt đối để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, biến chứng phù nề, đau tức hay chảy máu. Đặc biệt, nam bệnh nhân được gây mê hoàn toàn nên sẽ không cảm thấy đau đớn khi thực hiện quá trình này. Bệnh nhân có thể xuất viện sau một vài ngày.
Sau hơn một tháng thực hiện phẫu thuật, anh P.H.M cảm thấy rất hài lòng với thể hang nhân tạo. Hiện tại, việc đáp ứng vật thể hang đang tiến triển khá tốt và nam bệnh nhân đang tập cương nhân tạo theo ý muốn.
“Nam giới đặt thể hang nhân tạo gần như không bị vướng víu, khó chịu, không gây ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, có thể điều khiển độ cương cứng theo ý muốn và đặc biệt “đối tác” dường như không phát hiện được dụng cụ này ”, bác sĩ Việt chia sẻ.
Đặt thể hang nhân tạo là gì?
PGS.TS Nguyễn Quang (Chủ tịch Hội Y học Giới tính Việt Nam) cho biết: Đặt thể hang nhân tạo (IPP) được được cho là một “bước ngoặt” trong điều trị rối loạn cương dương. Nếu như điều trị bằng thuốc cần uống thường xuyên và có thể có tác dụng phụ, thì IPP là giải pháp lâu dài cho bệnh nhân rối loạn cương dương.
Hiện nay, các cơ sở được Bộ Y tế cấp phép đặt thể hang nhân tạo tại Việt Nam còn khá ít. Theo đó, cần đảm bảo nhiều tiêu chí liên quan đến điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và kỹ thuật hiện đại, bác sĩ cần có chứng chỉ hành nghề ngoại khoa, được đào tạo chuyên sâu về phẫu thuật tạo hình. Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội là một trong số ít đơn vị y tế được cấp phép thực hiện phẫu thuật khó này.
Cấy ghép thể hang xuất hiện lần đầu tiên từ năm 1935 cho một bệnh nhân sau phẫu thuật cắt cụt "cậu nhỏ", được dùng chính xương sườn của mình để tái tạo lại "cậu nhỏ" mới. Cho đến năm 1973 "cậu nhỏ" giả bơm hơi đầu tiên được giới thiệu trên toàn thế giới bởi Tiến sĩ F. Brantley Scott. Trong 30 năm gần đây, vật hang nhân tạo của Coloplast (Mỹ) được cho là tốt nhất trong việc phục hồi chức năng cương cứng của "cậu nhỏ".
Tại Mỹ ước tính có 300.000 nam giới đặt thể hang nhân tạo, với sự hài lòng của bệnh nhân là 92 - 100% và của "đối tác" là 91 - 95%. Theo Giáo sư Seen Sung Hun Park - Đại học Y khoa Ajou, Suwon, Hàn Quốc, có rất nhiều nam giới chọn đặt vật hang nhân tạo để điều trị rối loạn cương dương và cho hiệu quả điều trị tốt. Ở Việt Nam, phẫu thuật này bắt đầu triển khai năm 2019 đánh dấu bước ngoặt lớn, mang lại nhiều bước chuyển mình cho việc điều trị rối loạn cương dương tại Việt Nam.
Phẫu thuật đặt thể hang nhân tạo hiện được áp dụng nhiều trên thế giới đặc biệt ở một số nước phát triển. Trong tương lai, phương pháp này sẽ mở ra những hy vọng dành cho "đấng mày râu" mắc rối loạn cương dương lấy lại phong độ, tự tin thể hiện bản lĩnh phái mạnh.
Theo Ths. BS Đinh Hữu Việt, đặt thể hang nhân tạo (IPP) điều trị rối loạn cương dương là kỹ thuật hiện đại và khá mới tại Việt Nam. Phương pháp này được áp dụng cho bệnh nhân rối loạn cương dương không đáp ứng điều trị bằng thuốc, bệnh Peyronie, xơ hóa thể hang, sau phẫu thuật cương cứng "cậu nhỏ" kéo dài (Post priapism), tạo hình "cậu nhỏ" (phalloplasty) sau phẫu thuật thể hang và chuyển giới, liệt dương sau đột quỵ, chấn thương tủy sống...