1,8 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh vì ít tập thể dục
Một nghiên cứu của WHO cho thấy nhiều người không tập thể dục đủ, trong khi một nghiên cứu của Trung Quốc-Hoa Kỳ cho thấy việc vận động ngay cả khi đã lớn tuổi có thể giúp bạn sống đến 100 tuổi
Theo một báo cáo, gần 1,8 tỷ người lớn có nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, đột quỵ, mất trí nhớ và tiểu đường do thiếu tập thể dục - và tình hình đang trở nên tồi tệ hơn.
Nghiên cứu mới từ các nhà nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng các học giả phát hiện ra rằng tình trạng ít vận động trên toàn cầu đã tăng khoảng năm phần trăm từ năm 2010 đến năm 2022. Nhìn chung, khoảng 31% người trưởng thành trên toàn thế giới không tập thể dục đủ, tăng từ 23%- vào năm 2000 và 26% vào năm 2010.
Nghiên cứu cho thấy việc thiếu tập thể dục làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường loại 2, chứng mất trí và các bệnh ung thư như ung thư vú và ung thư ruột. Về giới tính, phụ nữ có vẻ ít tập thể dục hơn nam giới, với tỷ lệ không hoạt động là 34% so với 29%.
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO cho biết: "Những phát hiện mới này chỉ ra, ít vận động tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tim và cải thiện sức khỏe tinh thần thông qua việc tăng cường hoạt động thể chất. Chúng ta phải đổi mới cam kết tăng cường mức độ hoạt động thể chất.
WHO khuyến cáo người lớn nên dành 150 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải hoặc 75 phút hoạt động thể chất cường độ mạnh mỗi tuần. Hoạt động vừa phải bao gồm đi bộ rất nhanh, lau dọn nặng như rửa cửa sổ hoặc lau nhà, đạp xe với tốc độ chậm hoặc đánh cầu lông. Hoạt động mạnh là đi bộ đường dài, chạy bộ, xúc tuyết, đạp xe nhanh, chơi bóng đá, bóng rổ hoặc quần vợt.
WHO định nghĩa hoạt động thể chất không đủ là không đáp ứng được các hướng dẫn tập thể dục hàng tuần này.
Nghiên cứu mới, bao gồm dữ liệu và ước tính của 163 quốc gia và vùng lãnh thổ, phát hiện ra rằng những người trên 60 tuổi ít hoạt động hơn những người trẻ tuổi.
Đại hội đồng Y tế Thế giới đã đặt ra mục tiêu toàn cầu là giảm 15% tình trạng thiếu hoạt động thể chất trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2030. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet Global Health đã cảnh báo rằng thế giới sẽ không đạt được mục tiêu toàn cầu về giảm tình trạng ít vận động vào năm 2030.
Tiến sĩ Rudiger Krech, Giám đốc phát triển sức khỏe tại WHO, cho biết: "Lười vận động là mối đe dọa thầm lặng đối với sức khỏe toàn cầu, góp phần đáng kể vào gánh nặng của các bệnh mãn tính. Bằng cách tạo điều kiện cho mọi người có thể tiếp cận, chi trả được và tận hưởng hoạt động thể chất, chúng ta có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm và tạo ra một dân số khỏe mạnh hơn và năng suất hơn."
Báo cáo này là lời cảnh tỉnh thế giới rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để khuyến khích mọi người vận động nhiều hơn. "Chính phủ phải thừa nhận rằng hoạt động thể chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng ta , bao gồm cả việc bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư và hỗ trợ mọi người duy trì cân nặng khỏe mạnh, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư."
Thay đổi lối sống, tăng cơ hội thọ hơn 100 tuổi
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, không ai quá già để tập thể dục thường xuyên và áp dụng các thói quen lành mạnh khác. Việc 1 người tăng cường hoạt động thể chất vào cuối đời có thể làm tăng cơ hội sống đến 100 tuổi hoặc hơn.
Các nhà nghiên cứu cho biết sau khi đánh giá dữ liệu khảo sát sức khỏe của Trung Quốc: "Việc duy trì lối sống lành mạnh dường như rất quan trọng ngay cả ở độ tuổi cao". Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã công bố khảo sát về hơn 5.000 người cao tuổi Trung Quốc (hầu hết đều trên 80 tuổi và bao gồm hơn 1.500 người sống đến 100 tuổi).
Nghiên cứu chỉ ra rằng "việc xây dựng các kế hoạch chiến lược để cải thiện hành vi lối sống ở tất cả người lớn tuổi có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình lão hóa khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ", theo nhóm thực hiện nghiên cứu. Vì hầu hết các nghiên cứu tương tự đều tập trung vào những người ở độ tuổi 60. Thông tin được cung cấp bởi những người tham gia khảo sát và tính đến các yếu tố như lượng rượu tiêu thụ, chế độ ăn uống, tập thể dục, hút thuốc và cân nặng.
Nhóm nghiên cứu cảnh báo rằng họ không thể tính toán chính xác tác động của "tình trạng kinh tế xã hội, chẳng hạn như thu nhập hộ gia đình và nghề nghiệp", vốn đã được chứng minh là ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ ở những nơi khác.