Theo thỏa thuận hạt nhân JCPOA của Iran với những quyền lực phương Tây, Nga và Trung Quốc và việc Liên Hợp Quốc rút các lệnh trừng phạt kinh tế với Tehran năm 2015, rất nhiều nguồn thông tin cho rằng Tehran đang muốn sở hữu những chiếc máy bay tiên tiến của Nga để hiện đại hóa năng lực không chiến của mình.
Kế hoạch Hành động chung toàn diện JCPOA vẫn tồn tại dù Mỹ đã rút ra khỏi thỏa thuận này. JPCOA cấm các nước xuất khẩu vũ khí cho Iran mà không có sự cho phép đặc biệt của Liên Hợp Quốc, kể cả sự cho phép của các thành viên phương Tây của Liên Hợp Quốc cũng sẽ bị từ chối.
Lệnh cấm này sẽ hết hạn vào năm 2020. Việc cho phép Iran tự do sở hữu vũ khí từ nước ngoài bị Israel và một số các gương mặt trong khối phương Tây phản đối mạnh mẽ vì điều này có thể thay đổi lớn cán cân quyền lực tại vùng Trung Đông.
Hiện tại, năng lực của không quân Iran hoàn toàn không đáng chú ý. Iran có một số lượng máy bay F-4 và F-5 mà Mỹ chế tạo từ thời chiến tranh Việt Nam cũng như máy bay F-14 Tomcat hiện đại hơn với số lượng khoảng 30 chiếc đang sẵn sàng chiến đấu. Iran đã dựa phần lớn vào số máy bay chiến đấu này để đánh cuộc chiến 8 năm với Iraq từ 1980 tới 1988.
Sau đó, tình cờ Iran sở hữu được một số lượng lớn máy bay MiG-29 thời kỳ đầu của Liên Xô và khoảng hai tá máy bay J-7 của Trung Quốc.
Đất nước này cũng nhận được một số máy bay chiến đấu cũ cả Liên Xô từ Iraq năm 1991 trong Cuộc chiến Vùng vịnh khi các phi công bay vào vùng an toàn trong sân bay của Iran để tránh những vụ oanh tạc của phương Tây vào họ. Trong số những máy bay này có MiG-29 và vài chục chiếc máy bay tấn công Su-22 và Su-24 có cánh hình mũi tên.
Kể từ đó, Iran đưa một số máy bay tự chế tạo vào hoạt động như chiếc Saeqeh động cơ đôi hạng nhẹ - một nền tảng giống F-18A của Mỹ với thiết kế nguyên gốc là của máy bay F-5. Và không lực của Iran nghèo nàn với khoảng 10 loại máy bay chiến đấu khác nhau.
Trừ F-14 và những máy bay chiến đấu già cỗi như Su-22 và Su-24, không máy bay nào của Iran được thiết kế để phóng chiếu được sức mạnh và tất cả máy bay đều là phòng thủ đa năng trong tầm ngắn.
Máy bay F-15C của không quân Israel.
Trong khi, Iran mở rộng mạnh mẽ ảnh hưởng của mình dọc vùng Trung Đông, hầu hết bằng cách gửi các cố vấn quân sự tới Syria để trông coi việc triển khai mở rộng các nhóm dân quân chịu ảnh hưởng của Tehran thì đất nước này đang thiếu đi vũ khí uy lực để bảo vệ những lực lượng này trực tiếp từ lãnh thổ của đất nước mình.
Các đối thủ của Iran như Israel, Ả rập Xê-út và các đối tác chính của phương Tây trong khu vực đều có rất nhiều phi đội F-15 hiện đại và rất nhiều máy bay thuộc loại máy bay tấn công F-15E để tác chiến xa vùng biên giới của mình thì Iran không có những vũ khí như vậy, không quân Iran chủ yếu chỉ đóng vai trò phòng thủ vì chỉ bay được tầm ngắn.
Chứng kiến năng lực hạn chế của lực lượng không quân Iran ngày nay, Thiếu tướng không quân Israel ông Baharav đã tuyên bố:
"Không quân Iran về cơ bản có những chiếc máy bay cũ kỹ của Mỹ và máy bay mà Iran giành được sau này. Tôi tin rằng không quân Iran sẽ chỉ có vai trò nếu (quân đội Israel) phải hoạt động trong không phận của Iran (không quân Iran không có khả năng phóng chiếu sức mạnh một cách hiệu quả)".
Sau đó, vị tướng này đã tuyên bố về việc không quân Iran thiếu năng lực viễn chinh và không có khả năng thực hiện các chiến dịch gần vào trong lãnh thổ Israel: "Khoảng cách xa và các yếu tố khác đóng vai trò.
Tất nhiên, họ có thể thử nhưng năng lực máy bay của họ cực kỳ hạn chế trong trường hợp phải thi hành một nhiệm vụ như vậy. Tên lửa của họ đe dọa chúng ta lớn hơn là máy bay". Đánh giá này có độ thực tế cao về năng lực hiện tại của không quân Iran.
Iran dù thiếu năng lực không quân đã thiết lập được quyền lực của mình trong khu vực và không quân của Israel, Ả rập Xê-út cùng các đối tác phương Tây khác là chìa khóa chính để giữ sự khuếch trương ảnh hưởng của Iran trong tầm kiểm soát.
Nếu Iran củng cố không quân của riêng mình, sở hữu những máy bay chiến đấu hạng nặng từ Nga hay Trung Quốc, đây sẽ là chìa khóa thay đổi cán cân quyền lực vùng Trung Đông theo hướng vững chắc với Tehran.
Nhiều nguồn tin thông báo kể từ khi ký JCPOA, Iran đang tìm cách có được những máy bay chiến đấu ưu việt của Nga để xây dựng phi đội đang rất cần hiện đại hóa. Một vài nguồn tin chỉ ra rằng phi công Iran và ngay cả những thành viên đồng minh trong lực lượng dân quân Hezbollah của Lebanon đã bắt đầu được huấn luyện tại Nga để có thể tác chiến trên những máy bay chiến đấu hiện đại này.
Với sự hợp tác phòng thủ gần gũi giữa Nga và cả Iran cùng Hezbollah - đã được mở rộng ra đáng kể kể từ khi họ phối hợp trên chiến trường Syria đánh lại nhiều nhóm nổi dậy do phương Tây chống lưng thì thông tin trên có vẻ hợp lý.
Iran sở hữu một số hệ thống vũ khí hiện đại từ Nga và trước đó là Liên Xô để phòng không trong quá khứ. Mới nhất là hệ thống S-300, một vũ khí phòng thủ không chịu lệnh cấm của Liên Hợp Quốc.
Vũ khí mà Iran đang quan tâm là máy bay Su-30 là phiên bản nâng cấp của Su-27 Flanker với năng lực đánh không đối không vượt trội so với những chiếc máy bay F-15C đã cũ của Israel và Ả rập Xê-út.
Có thông tin rằng bộ trưởng Quốc phòng Iran thiếu tướng Hossein Dehghan đã thăm Moscow vào tháng 2.2016 để bàn thảo về khả năng mua máy bay chiến đấu Nga và có lẽ đã đạt được thỏa thuận để mua những chiếc máy bay này.
Nga và Iran đều có lợi ích để không xác nhận những thông tin về các kế hoạch bàn giao những chiếc máy bay chiến đấu này ít nhất cho tới năm 2020 khi chiếc máy bay đầu tiên có thể được chuyển tới. Việc này là để các địch thủ của Iran không có thời gian chuẩn bị trước để đối phó với vụ mua bán và tránh đi những áp lực không cần thiết của phương Tây với cả hai nước.
Một nguồn tin quốc phòng của Iran tuyên bố về vụ Iran mua được Su-30 trong thời gian thăm Nga của tướng Dehghan:
"Bộ trưởng Dehghan sẽ bàn thảo về việc chuyển giao các máy bay Su-30 bởi vì bộ quốc phòng tin rằng không quân Iran cần loại máy bay này. Chúng tôi đã đạt được bước tiến xa trong cuộc bàn thảo về việc mua lại loại máy bay này và tôi nghĩ rằng trong chuyến thăm tới một hợp đồng sẽ được ký kết". Điều này cũng đã được truyền thông Nga đưa tin.
Bộ trưởng Dehghan đã có tuyên bố ngắn trước chuyến thăm Nga, đặc biệt đề cập tới Su-30: "Ngày nay, chúng ta cần chú ý tới không quân và máy bay và chúng ta đang tìm kiếm một thoải thuận với Nga mà qua đó chúng ta sẽ là đối tác trong việc chế tạo và sản xuất máy bay chiến đấu". Với việc Iran đã có một phi đội lớn máy bay hạng nhẹ, máy bay hạng nặng SU-30 sẽ có vai trò bổ sung lớn lao cho không quân.
Trong khi Nga đưa Su-30 vào hoạt động từ những năm 1990 và phát triển những nền tảng mạnh mẽ hơn bao gồm Su-35 'thế hệ thứ 4++' siêu linh hoạt và Su-57 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, thì quyết định mua nền tảng cũ hơn của Iran phần lớn là do sự hạn chế về mặt tài chính của đất nước này.
Iran có ngân sách quốc phòng thấp nhất theo GDP của nước này trong tất cả các nước tại Trung Đông. Quân đội Iran chi tiêu rất ít so với các đối thủ như Israel , Ả rập Xê-út hay Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất. Với ngân sách 7 tỷ USD mỗi năm gần với mức chi tiêu quốc phòng của Qatar (5 tỷ USD) hơn là so với các đồng minh chính của phương Tây chi tiêu.
Su-30 có uy lực vượt những chiếc máy bay chiến đấu hạng nặng hiện đại nhất được phương Tây xuất khẩu. Nhưng chiếc F-15 có tuổi đời hơn 40 năm hoạt động từ 1976 sẽ thua kém hơn khi chiến đấu. Những biến thể của Su-30 mà Iran dự định mua vẫn là một nghi vấn.
Những biến thể cao cấp của Su-30 như MKII mà Việt Nam, Venezuela, Trung Quốc sở hữu hay MKI và MKK của Ấn Độ hay Trung Quốc đắt hơn so với phiên bản thiết kế cơ bản như Su-30K.
Những chiếc máy bay ở phiên bản cơ bản hơn sẽ có thể được mua với số lượng lớn và ít căng hơn với ngân sách quốc phòng của Iran trong khi vẫn cung cấp cho đất nước loại máy bay chiến đấu ưu việt hơn F-15C . Những chiếc máy bay chiến đấu này thiếu hệ thống đẩy véc-tơ hiện đại, kỹ thuật điện tử hàng không và một số các chi tiết tiên tiến được triển khai ở các biến thể cao cấp hơn.
Với chất lượng của phi công Israel - một trong những đội quân thiện chiến nhất thế giới ngay cả trong chiếc F-15C cũ kỹ cũng sẽ thách thức nghiêm trọng đối thủ Iran bay trong máy bay Sukhoi, Iran có thể sẽ tìm kiếm biến thể Su-30 có năng lực cao hơn để tối đa lợi thế về kỹ thuật và đảm bảo tốt hơn một kết quả nghiêng về phía mình trong một cuộc xung đột tiềm tàng với kẻ địch.
Dù Iran có thể dễ dàng hơn để ký được một hợp đồng cho phép sản xuất phiên bản Su-30 với biến thể cơ bản hơn thiếu các công nghệ hiện đại, cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới loại máy bay sẽ được mua.
Thực tế, có thông tin Iran đang kiếm cách để cùng hợp tác sản xuất máy bay chỉ ra rằng nước này cần nhiều hơn ngoài những chiếc máy bay hạng nhẹ và đang tìm cách để mua được Su-30 với số lượng lớn.
Với những máy bay chiến đấu có khả năng bay tầm xa để hỗ trợ các nhiệm vụ dọc Trung Đông, từ Syria cho tới Lebanon và cao nguyên Golan tới Ả rập Xê-út cùng hầu hết vịnh Ba Tư, có nghĩa là dù Iran quyết định sẽ có được gì trong tương lai thì điều này cũng sẽ làm thay đổi lớn cán cân quyền lực tại vùng Trung Đông.
Su-30 MKI của không quân Ấn Độ tác chiến