Lính đánh thuê Nga vươn "vòi bạch tuộc" tới châu Phi: Cuộc cạnh tranh không luật lệ

Bảo Lam |

Tại châu Phi, cuộc chiến tranh giành thị trường dịch vụ an ninh đang diễn ra hết sức khốc liệt giữa các công ty của Mỹ, Pháp, Anh, Trung Quốc và Nga.

"Vòi bạch tuộc" của lính đánh thuê Nga đã vươn tới châu Phi?

Trong tháng 4-5 năm nay, những họng súng truyền thông luôn dõi theo hoạt động của lực lượng lính đánh thuê không tồn tại chính thức “Wagner” đang chuyển từ Syria sang phía lục địa Đen.

Phát súng đầu tiên nổ ra là báo chí của Pháp, khi không chịu nổi sự “ngông cuồng” đáng nể của những chiến binh người Nga không rõ danh tính bất ngờ “chiếm giữ” những cơ sở quan trọng tại thủ đô của nước cộng hòa Trung Phi – thành phố Bangi.

Các chuyên gia đã bắt đầu bàn tán rằng, với sự xuất hiện tại Trung Phi cũng như tăng cường hợp tác với Mozambique và Congo, Nga đang vươn vòi ra ngoài lãnh thổ của mình. Cần phải nói rằng, Châu Phi phần nhiều là cái nôi chào đời của lực lượng lính đánh thuê hiện nay.

Cuộc chiến tranh giành thị trường dịch vụ an ninh đang diễn ra không khoan nhượng: Thậm chí hiện nay, cả những lính đánh thuê người Ukraine cũng đều muốn gia nhập công ty cùng với người Mỹ, Pháp, Anh, Trung Quốc và Nga.

Vì để chơi “trên sân của người khác”, người ta phải sử dụng những công ty quân sự tư nhân không tồn tại ở Nga, nên thật thú vị khi nghiên cứu xem các công ty quân sự tư nhân nào, về truyền thống, có năng lực hoạt động tại Châu Phi và những nhà cung cấp dịch vụ an ninh của Nga sẽ phải cạnh tranh với ai.

Một trong những người chơi "có máu mặt" nhất trên thị trường doanh nghiệp quân sự tư nhân của lục địa Đen là công ty quân sự tư nhân Executive Outcomes của Nam Phi.

Lính đánh thuê Nga vươn vòi bạch tuộc tới châu Phi: Cuộc cạnh tranh không luật lệ - Ảnh 1.

Hình ảnh lính đánh thuê Nam Phi tại Nigeria. Ảnh: The Guardian

Được thành lập bởi Thượng tá Eben Barlaw vào năm 1989, công ty này không chỉ là phương tiện kiếm sống của những sĩ quan da trắng quân đội Nam Phi sau khi đa số người da đen lên nắm quyền trong chính phủ, mà còn tiên phong biến chiến tranh trở thành hoạt động hợp pháp.

Năm 1995, các nhân viên của Executive Outcomes đã giành lại quyền kiểm soát các mỏ kim cương cho chính phủ Sierra-Leone khi đàn áp âm mưu đảo chính.Tại đây, công ty này sử dụng các máy bay trực thăng mua tại Nga mà ban đầu do những phi công người Belarus và Nga điều khiển. Các chuyên gia Nga khác đã được mời làm việc trong lĩnh vực quân sự ở lục địa này.

Vào tháng 12/1988, Executive Outcomes chấm dứt sự tồn tại của mình sau những ngón đòn của các đối thủ phía sau cánh gà, dưới áp lực của các tổ chức quốc tế và chính Nam Phi khi thắt chặt luật pháp đối với hoạt động hỗ trợ quân sự của nước ngoài. Mặc dù vậy, các chuyên gia của công ty vẫn được mời chào tại cả Châu Phi lẫn bên ngoài ranh giới của nó.

Bên cạnh đó, Nam Phi hiện nay vẫn là quốc gia có ngành dịch vụ quân sự phát triển.

Bản thân Eben Barlaw không chỉ tư vấn cho chính phủ của hàng loạt các quốc gia châu Phi về những vấn đề liên quan tới an ninh quân sự, mà còn tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chống lại các nhóm ăn thịt người và Hồi giáo mà nhiều tổ chức quốc tế cũng như những lực lượng vũ trang của Mỹ và Anh không thể giải quyết.

Vào năm 2015, công ty STEPP do Barlaw thành lập, chuyên thực hiện công tác huấn luyện các lực lượng đặc nhiệm Nigeria và đạt được những thành công đáng kể trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố “Boko Haram”.

Nhờ những mối quan hệ phức tạp của các chuyên gia Nam Phi với những đồng nghiệp phía Châu Âu và Mỹ, các chuyên gia của Executive Outcomes hoàn toàn có thể trở thành đối tác của Nga trong tương lai.

Lính đánh thuê Nga vươn vòi bạch tuộc tới châu Phi: Cuộc cạnh tranh không luật lệ - Ảnh 2.

Một đoàn xe quân sự Nga di chuyển về phía tỉnh Deir ez-Zor. Ảnh: Reuters

Cạnh tranh không luật lệ

Pháp, Anh và các nước châu Âu khác, sau khi rút khỏi những quốc gia từng đô hộ, đương nhiên, vẫn còn giữ sự ảnh hưởng của mình lên những quốc gia mới độc lập. Một trong những công cụ ảnh hưởng vào thập niên 90 là các công ty quân sự tư nhân, mà ngay từ đầu đã hoạt động vì lợi ích của các nước, các tổ chức quốc tế và các tập đoàn xuyên quốc gia.

Sau khi Executive Outcomes buộc phải rời khỏi thị trường các dịch vụ quân sự tư nhân, các doanh nghiệp của Mỹ, Anh và Châu Âu đã chiếm lấy thị phần này tại lục địa Đen. Hoạt động ngày càng tích cực hơn, họ đã mở rộng sự hiện diện của mình giống như bản đồ đế quốc trước đây.

Trong số những quốc gia và các cuộc xung đột có sự tham gia của những công ty quân sự tư nhân phải kể đến Liberia, Côte d'Ivoire, Sudan, Cộng hòa Dân chủ Congo, Uganda, Somalia,… Những tên tuổi như MPRI, Sandline International, Erinys International, G 4S, Armor Group,… đều được những ai từng quan tâm tới vấn đề các công ty quân sự tư nhân biết tới.

Một nguồn thu quan trọng, nhưng không phải duy nhất của công ty quân sự tư nhân ở Châu Phi là hoạt động liên quan tới bảo vệ - và trong một nghĩa rộng hơn – bảo đảm an ninh cho rất nhiều các mỏ khoáng chất ở các quốc gia của lục địa này.

Mô hình hoạt động trong trường hợp này khá đơn giản. Các tập đoàn khai thác xuyên quốc gia ký hợp đồng với những công ty quân sự tư nhân, phối hợp bảo đảm sự tại vị của những gia tộc có lợi cho họ, sau đó mới khai thác tài nguyên dưới sự bảo vệ của các công ty quân sự tư nhân.

Sự hiện diện chính trị-quân sự của Mỹ tại Châu Phi được bảo đảm về mặt cơ cấu bởi hoạt động của Bộ Tự lệnh Châu Phi (AFRICOM). Các công ty quân sự tư nhân thường hành động vì lợi ích của bộ tư lệnh này.

Bên cạnh đó, các công ty quân sự tư nhân Mỹ tại Châu Phi thường có mặt tại những khu vực xảy ra xung đột vũ trang chớp nhoáng hơn các lực lượng quân đội chính quy, điều chứng tỏ các nhà thầu tư nhân có sự độc lập nhất định trong chính sách quân sự của Mỹ.

Lính đánh thuê Nga vươn vòi bạch tuộc tới châu Phi: Cuộc cạnh tranh không luật lệ - Ảnh 3.

Lính Mỹ tại Djibouti. Ảnh: CBS

Cần phải nói rằng các công ty quân sự tư nhân phương Tây, dù là một phân khúc của thị trường, nhưng vẫn cần phải có sự hỗ trợ từ phía chính phủ của mình khi hoạt động. Những công ty Nga biết khá rõ sự liên kết lợi ích “Công ty quân sự tư nhân – Chính phủ” hiệu quả và có thể nguy hiểm tới mức nào đối với các đối thủ cạnh tranh.

Hồi năm 2012 thủy thủ đoàn của tàu Myre Seadiver thuộc công ty quân sự tư nhân của Nga Moran Security Group bị bắt tại Nigeria. Theo giả thiết chính thức – buôn lậu vũ khí: 14 khẩu súng AK-47, 20 khẩu súng bán tự động Beneli MR1, 22 khẩu súng trường, 8500 viên đạn.

Khi đó, công ty của Nga vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía công ty Armor Group của Anh có mặt từ rất lâu trong khu vực, có tầm ảnh hưởng lớn ở đó với sự hậu thuẫn của chính phủ Anh.

Trong những năm gần đây, các công ty quân sự tư nhân Trung Quốc cũng tranh giành thị trường này khi nhẹ nhàng chiếm lĩnh thị phần dưới sự chỉ đạo gần như toàn diện của chính phủ Trung Quốc.

Các công ty như China Security Technology Group hoặc Hanwei Security Ltd ít người biết đến, nhưng họ bảo vệ lợi ích và an ninh của các doanh nghiệp Trung Quốc như DAR Petroleum Operating Company ở lục địa này.

Mô hình hoạt động của các nhà thầu đến từ Trung Quốc liên quan chặt chẽ tới những đặc tính của những công ty quân sự tư nhân Trung Quốc, mà về bản chất là các tập đoàn nhà nước – chi nhánh của Quân đội Trung Quốc.

Điều thú vị là các nhân viên của những công ty quân sự tư nhân Trung Quốc phần lớn không có vũ trang và thích chỉ huy các nhà thầu phụ địa phương, còn trong trường hợp xung đột vũ trang – “mượn” vũ khí của các nhân viên.

Nhiều người đã cười tủm khi nghe thông tin về việc công ty quân sự tư nhân Omega Consulting Group của Ukriane mở văn phòng đại diện tại Burkina-Faso.

Lính đánh thuê Nga vươn vòi bạch tuộc tới châu Phi: Cuộc cạnh tranh không luật lệ - Ảnh 4.

Một tay súng bắn tỉa Nga tại Syria. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Ukraine từ thập niên 90 cũng từng được mời chào như những chuyên gia Nga và bản thân Ukraine với các cảng biển ở Hắc Hải là điểm trung chuyển thích hợp cho nhiều “lao động có kinh nghiệm”. Thêm vào đó, sau 4 năm chiến tranh ở Donbass, không chỉ người Nga mà cả người Ukraine cũng quyết định thử thách số phận tại Châu Phi.

Như đã phân tích, không dễ gia nhập thị trường dịch vụ quân sự Châu Phi do sự cạnh tranh rất khốc liệt. Bởi vậy, trước đây khi không có sự hỗ trợ của chính phủ, các công ty Nga hoạt động rất khó khăn, dù “RSB-Group”, Moran Security Group hay “Antiterror Eagle” từng nhận được một số hợp đồng, từng hoạt động tại Sierra-Leone, Angola, Kenya và thậm chí cả ở Trung Phi.

Không thể biết được những mục tiêu nào đặt ra trước các công ty quân sự tư nhân Nga với đầy nỗ lực chiếm lĩnh một thị phần không nhỏ thị trường Châu Phi, tuy nhiên những thông tin rải rác đâu đó giúp chúng ta thấy được mô hình hợp tác của Nga với các quốc gia Châu Phi trong lĩnh vực an ninh.

Có thể mô tả nó một cách ngắn gọn: Những thỏa thuận chính trị về việc bảo đảm an ninh và con người của chính quyền Trung ương và các cơ quan trung ương, công tác huấn luyện các binh lính châu Phi từ phía những chuyên gia Nga, và tất cả những thứ này để đổi lấy quyền nhượng bộ và khai thác khoáng chất, cũng như những ưu đãi khác cho doanh nghiệp Nga hoạt động.

Đồng hành để tăng cường và gia tăng tầm ảnh hưởng chính trị trong khu vực. Một phần của sự đồng hành về ngoại giao và tình báo, một quy trình giống với Syria, ở đó có sự cân bằng giữa các lợi ích của các nước đối đầu.

Tình hình cũng diễn ra tương tự - tại Sudan và Nam Sudan, nơi Nga xây dựng mối quan hệ với các bên có sự thù hằn lẫn nhau.

Khinh hạm Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr tiêu diệt IS ở Syria.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại