Nga sẽ hưởng lợi hay càng thêm ‘đau đầu’ về việc Mỹ rút quân khỏi Đức?

Đức Trí |

Chính quyền Tổng thống Trump đang có kế hoạch rút quân khỏi Đức, Nga ngay lập tức trở thành mối liên hệ hàng đầu khi đề cập về tác động từ hành động của Mỹ.

Chính quyền Tổng thống Trump đang có kế hoạch rút quân khỏi Đức, Nga ngay lập tức trở thành mối liên hệ hàng đầu khi đề cập về tác động từ hành động của Mỹ.

Bloomberg News ngày 8/6 tiết lộ, Chính quyền Trump có kế hoạch di chuyển 9.500 quân trong số 34.500 quân Mỹ đồn trú tại Đức. Hiện, thông tin này chưa được Mỹ hay Đức chính thức xác nhận, nhưng nó đã tạo ra phản ứng kịch liệt ở Đức. Bloomberg News nhận định, kế hoạch của Mỹ đã “gây sốc cho nước Đức và làm lung lay trật tự sau chiến tranh".

Nga sẽ hưởng lợi hay càng thêm ‘đau đầu’ về việc Mỹ rút quân khỏi Đức? - Ảnh 1.

Mỹ có kế hoạch rút quân khỏi Đức. Nguồn: ifeng.

Điều phối viên của Đức về mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, ông Peter Beyer chỉ trích quyết định rút hàng nghìn binh sĩ Mỹ khỏi Đức của Tổng thống Trump, ông cho rằng điều này sẽ làm quan hệ Đức-Mỹ bị "tổn hại nghiêm trọng". 

"Điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được, đặc biệt là không ai ở Washington nghĩ về việc thông báo trước việc đó cho đồng minh NATO Đức", ông Peter Beyer nói hôm 8/6.

Trước đó, tuyên bố ngày 7/6 của Bộ trưởng Ngoại giao Đức Maas thì tương đối nhẹ nhàng hơn, khi nói rằng, nếu Mỹ thực sự thực hiện hành động này, Đức sẽ “đặc biệt quan tâm”, nhưng ông cũng thừa nhận rằng tình trạng hiện tại của quan hệ Đức-Mỹ là rất phức tạp.

Giới quan sát cho rằng, kế hoạch rút quân của Mỹ không có ý nghĩa quân sự và không tốt cho lợi ích cốt lõi của Mỹ và đồng minh. Đây hoàn toàn là một quyết định chính trị và là "sự trừng phạt" hay thậm chí là "trả thù" đối với Đức.

The Times của Anh cho rằng, hành động của Mỹ sẽ là sụt giảm uy tín của Washington ở châu Âu, đồng thời làm “nản lòng”các đồng minh ở nơi khác. Các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc đang ngày càng mất lòng tin đối với Đức. "Ngay cả Đức cũng bị Mỹ đối xử như vậy, Đài Loan sẽ trả giá bao nhiêu? Điều gì sẽ xảy ra với Estonia? ", tờ báo này đặt câu hỏi.

Nga sẽ hưởng lợi hay càng thêm ‘đau đầu’ về việc Mỹ rút quân khỏi Đức? - Ảnh 3.

Hành động của Mỹ gây phẫn nộ ở Đức và đồng minh. Nguồn: ifeng.

Theo phân tích của Deutsche Welle, từ góc độ quân sự, kế hoạch rút quân này "không có bất kỳ ý nghĩa gì". Các lính Mỹ đóng quân ở Đức về cơ bản làm việc cho Bộ chỉ huy châu Âu và châu Phi của Lầu Năm Góc trong khuôn khổ NATO. 

Lực lượng này điều hành căn cứ không quân Ramstein, một bệnh viện quân đội và một cơ sở huấn luyện quân sự, tất cả đều là cơ sở hạ tầng quan trọng của NATO.

Trên thực tế, các cơ sở quân sự này không đóng góp nhiều cho nền quốc phòng của Đức. "Tổng thống Mỹ rõ ràng không biết rằng, Đức là một thành trì quan trọng trong lĩnh vực hậu cần và chăm sóc y tế của quân đội Mỹ. Đức là chìa khóa cho các nhiệm vụ quân sự của NATO và Mỹ ở Trung Đông", Đại diện Đảng Dân chủ Tự do Đức cho biết.

Theo Thông tấn xã Đức, có 34.500 lính Mỹ đồn trú tại Đức. Con số này không bao gồm 17.000 nhân viên dân sự Mỹ và 12.000 nhân viên dân sự Đức. Đức là căn cứ quân sự nước ngoài lớn thứ hai của Mỹ sau Nhật Bản, với 21 căn cứ quân sự lớn nhỏ. Kể từ năm 2012, quân đội Mỹ đã tổ chức gần 900 cuộc tập trận tại Đức.

The Times cho rằng, lực lượng Mỹ đồn trú ở Đức là một thành phần quan trọng trong sự hiện diện của Quân đội Washington ở châu Âu. Trong khi đó, sự hiện diện ở châu Âu lại là nền tảng trong sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Lịch sử của vấn đề này có thể bắt nguồn từ Cuộc đổ bộ của quân đội khối Đồng minh vào các bãi biển vùng Normandie ngày 6/6/1944.

Liên minh xuyên Đại Tây Dương đã trải qua những năm tháng thăng trầm, nó đã đánh bại Đức quốc xã và trải qua những năm Chiến tranh Lạnh. Giờ đây, nó đã trở thành một hệ thống quốc tế bao gồm tài chính, luật pháp, thương mại và an ninh. 

Nó mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, đặc biệt là người Mỹ. Tuy nhiên, thế giới quan giao dịch của ông Trump lại không cho phép một sự sắp xếp như vậy. Ông hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận an ninh song phương, sử dụng sự hiện diện của Quân đội Mỹ như một "lời mời chính trị" và đổi lại việc mua vũ khí của Mỹ.

Khi phân tích tác động, ảnh hưởng từ kế hoạch rút quân của Mỹ, nhiều phương tiện truyền thông phương Tây đã đề cập đến Nga. Ông Peter Beyer hôm 8/6 nói với Reuters rằng: "Chúng tôi đang trong một cuộc cạnh tranh thể chế với Nga, nhưng phương Tây đang tự làm suy yếu chính mình". 

Tạp chí Phố Wall nói rằng vấn đề này chính là một điều tốt cho Nga. Moscow đã cố gắng làm giảm ảnh hưởng của Mỹ ở Châu Âu, đồng thời tìm kiếm chỗ đứng ở phương Tây. Căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Đức có lợi cho những nỗ lực của Moscow nhằm cải thiện quan hệ với các nước châu Âu.

Theo báo cáo của tuần báo Focus Đức, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết, ông hy vọng rằng Quân đội Mỹ sẽ được chuyển đến các nước Đông Âu sau khi rút một phần khỏi Đức, điều này sẽ giúp củng cố hướng chiến lược phía Đông của NATO. 

Hiện tại có gần 5.000 lính Mỹ đồn trú tại Ba Lan. Tuy nhiên, báo cáo của Focus cảnh báo rằng, nếu Tổng thống Trump chuyển quân đội Mỹ sang Ba Lan, chắc chắn sẽ chia rẽ NATO và các nước châu Âu, và sẽ mang lại nhiều bất ổn hơn cho an ninh châu Âu.

Điều này sẽ làm tăng áp lực lên biên giới phía tây của Nga, đồng thời, hành động này sẽ bị phía Nga coi là vi phạm "Văn kiện cơ bản về quan hệ, hợp tác và an ninh giữa Nga với NATO". Theo văn kiện này, NATO không được bố trí vĩnh viễn lực lượng tác chiến quan trọng tại các quốc gia thành viên mới của khối này. Điều này sẽ thúc đẩy Moscow áp dụng chính sách đối đầu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại