Bộ phim tài liệu dài 30 phút do Rosatom công bố ngày 20/8, ghi lại ngày định mệnh vào tháng 10/1961 khi Liên Xô cho nổ một vũ khí hạt nhân với công suất lên đến 50 megaton trên một hòn đảo xa xôi ở Bắc Cực.
Quả bom được gọi đơn giản là “Sản phẩm 202”, kích thước và sức mạnh khổng lồ của quả bom đã khiến nó có biệt danh là “Tsar Bomba”- vua của các loại bom.
Sản phẩm 202 "Tsar Bomba" chuẩn bị được đưa lên tàu đến nơi thử nghiệm.
Để minh chứng về sức mạnh của quả bom này, hãy liên hệ đến loại bom mạnh nhất của Mỹ, bom Castle Bravo, có công suất tối đa 22 megaton và quả bom đã phá hủy thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào năm 1945 chỉ có công suất 16 kiloton, Tsar Bomba mạnh hơn khoảng 1,325 lần.
Sức mạnh đáng kinh ngạc của nó đến từ phản ứng tổng hợp hạt nhân, một phản ứng tạo ra năng lượng giống như năng lượng của mặt trời.
Xe lửa vận chuyển Sản phẩm 202 "Tsar Bomba" được ngụy trang như một chiếc xe chở gia súc bình thường.
Trong đoạn phim, người ta thấy quả bom khổng lồ được chất lên một toa tàu để vận chuyển đến vùng Bắc Cực.
Trước đó, nó được trang bị dưới vỏ bọc của một toa xe lửa chở gia súc thông thường tại Căn cứ Không quân Olenya, ngay phía Nam Murmansk.
Cảnh tượng quả bom khổng lồ bên dưới máy bay ném bom trông rất “hài hước”, khi nó rơi xuống bãi thử ở Novaya Zemlya, một chiếc dù được sử dụng để làm chậm quá trình hạ cánh của nó và giúp máy bay có thời gian thoát khỏi vụ nổ hủy diệt do nó gây ra.
Quả bom nhiệt hạch "Tsar Bomba" 50 megaton được thả từ một máy bay ném bom Tu-95V xuống Novaya Zemlya, Liên Xô, vào ngày 30/10/1961.
Chiếc Tu-95 ở độ cao khoảng 34.000 feet khi thả bom được thả xuống, nó đã được cho phát nổ cách mặt đất khoảng 13.000 feet để giảm thiểu bức xạ.
Theo đoạn phim, vụ nổ là một quả bom "sạch" vì nó phát nổ ở độ cao cần thiết. Thâm chí, ngay sau khi thử nghiệm, các nhà khoa học Liên Xô đã xuất hiện tại địa điểm vụ nổ trên một chiếc trực thăng, một số người thậm chí còn đi bộ quanh khu vực mà không có thiết bị bảo hộ.
Sức nóng dữ dội đã làm tan chảy hầu hết tuyết tại hiện trường trong vòng bán kính 1.200 dặm từ Bắc Cực
Rất may, “Tsar Bomba” không bao giờ được sử dụng trong các cuộc chiến tranh, cũng như một quả bom có sức công phá lớn như vậy sẽ không bao giờ được chế tạo trở lại.
Hình ảnh vụ nổ khi nhìn từ mặt đất.
Khi nhìn từ một máy bay quan sát, vụ nổ trông như một đám mây hình nấm.
Vụ nổ "Tsar Bomba" trông như một quả cầu lửa khi nhìn cách đó vài trăm dặm.
Các nhà khoa học Liên Xô thăm địa điểm vụ nổ tại Novaya Zemlya, ngay bên trên khu vực phát nổ của quả bom hạt nhân "Tsar Bomba".
Chiếc Tu-95 ở độ cao khoảng 34.000 feet khi thả bom được thả xuống, nó đã được cho phát nổ cách mặt đất khoảng 13.000 feet để giảm thiểu bức xạ.