Nếu USS Abraham Lincoln tập kích Iran: Tàu chiến Mỹ sẽ "xuống đáy vịnh Ba Tư" trong bao lâu?

DK |

Nếu một cuộc chiến nổ ra và với khả năng hiện tại, Iran có thể hạ được "pháo đài trên biển" USS Abraham Lincoln của Mỹ hay không?

Cụm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln đang ở đâu?

Cách đây không lâu, USS Abraham Lincoln được giao một "nhiệm vụ đặc biệt" tại khu vực phía bắc Biển Arab, đó là "răn đe Iran". Tuy nhiên, theo nhận xét của tờ The Newyork Times, nhiệm vụ này trên thực tế có vẻ như là "tránh né Iran".

5.600 thành viên thủy thủ đoàn của tàu sân bay hạt nhân này cố gắng tránh mạo hiểm ở vùng nước gần lãnh hải Iran, bất chấp các nhân vật "diều hâu" trong chính quyền Mỹ muốn sử dụng nó để gửi một "thông điệp rõ ràng và không thể nhầm lẫn" nhằm vào Iran.

5 tháng qua, cụm tác chiến tàu sân bay này không những không thâm nhập vịnh Ba Tư mà nó còn đứng ngoài eo biển Hormuz.

Nếu USS Abraham Lincoln tập kích Iran: Tàu chiến Mỹ sẽ xuống đáy vịnh Ba Tư trong bao lâu? - Ảnh 1.

Thủy thủ tàu sân bay USS Abraham Lincoln bảo dưỡng các bộ phận trực thăng trong khoang chứa máy bay.

Đại úy William Reed, chỉ huy phi đoàn không quân của tàu sân bay bình luận: "Chúng tôi nhận thấy căng thẳng đang ở mức rất cao nhưng chúng tôi không muốn gây chiến. Chúng tôi không muốn leo thang (quân sự) với Iran".

Hải quân Hoa Kỳ đã thực hiện mệnh lệnh của Tổng thống nhằm gây sức ép với Iran, nhưng theo cách "ít khiêu khích" nhất. Quyết định của Hạm đội 5 có căn cứ chính tại Bahrain đó là chỉ duy nhất USS Abraham Lincoln, một trong 11 tàu sân bay hạt nhân của Mỹ di chuyển gần Iran.

James G. Stavridis, cựu đô đốc Hải quân Mỹ và cũng là cựu chỉ huy NATO bình luận:

"Điều đáng sợ ở đây là việc tàu sân bay Mỹ tiến vào eo biển hẹp Hormuz có thể sẽ kích động chính xác loại xung đột mà Lầu Năm Góc muốn tránh. Một tàu sân bay di chuyển gần bờ, và đặc biệt là vào vùng biển hẹp đồng nghĩa với đe dọa cho con tàu tăng lên đáng kể.

Nó sẽ trở nên dễ bị tổn thương bởi các tàu ngầm diesel-điện, tên lửa chống hạm phóng từ bờ biển và "chiến thuật biển người" bằng những chiếc cano nhỏ được trang bị rocket - những vũ khí và khả năng chiến thuật đặc trưng của Iran".

Vì vậy, Lincoln vẫn ở phía bắc Biển Arab và cách eo biển Hormuz hơn 600 hải lý (khoảng 1.100 km). Hay nói cách khác, những người tắm biển ở các bãi biển phía nam Iran sẽ không cần phải lo lắng về việc nhìn thấy Lincoln trên đường chân trời.

Nếu USS Abraham Lincoln tập kích Iran: Tàu chiến Mỹ sẽ xuống đáy vịnh Ba Tư trong bao lâu? - Ảnh 2.

Tên lửa và bom được triển khai lắp đặt lên các máy bay chuẩn bị xuất phát từ đường băng của USS Abraham Lincoln.

Các chỉ huy hải quân thì tự tin nói rằng việc cụm tác chiến ở eo biển Hormuz hay Vịnh Ba Tư hay Biển Arab hoàn toàn không quan trọng. Đô đốc Michael E. Boyle, chỉ huy của cụm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln bình luận:

"Chúng tôi có thể tiếp cận Iran từ đây một cách dễ dàng. Máy bay F/A-18 cất cánh từ tàu sân bay sân bay thừa đủ khả năng tới Iran, nhưng họ sẽ tránh khu vực A2/AD (Chống tiếp cận/Chống xâm nhập khu vực) trong vòng 12 hải lý xung quanh Iran".

Nói cách khác, để đến được Vịnh Ba Tư, các máy bay chiến đấu của USS Abraham Lincoln sẽ phải bay qua không phận Oman hoặc các đồng minh Vùng Vịnh khác mà không phải tiếp cận không phận Iran.

Đô đốc Boyle kết luận: "Chúng tôi có thể tấn công họ (Iran) nếu chúng tôi muốn, nhưng họ thì không thể khi chúng tôi ở đây (Biển Arab)".

Có thể khẳng định, nếu một hoạt động quân sự diễn ra với mục đích răn đe, tàu sân bay của Hoa Kỳ sẽ không xâm nhập eo biển Hormuz hay Vịnh Ba Tư vì rủi ro bị tấn công bất kỳ lúc nào ở "khu vực chật hẹp" và quá gần này.

Nếu USS Abraham Lincoln tập kích Iran: Tàu chiến Mỹ sẽ xuống đáy vịnh Ba Tư trong bao lâu? - Ảnh 3.

"Máy bay cất cánh từ Biển Arab có thể dễ dàng tập kích các mục tiêu ở Vịnh Ba Tư", chỉ huy cụm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln tuyên bố.

Tên lửa chống hạm Iran có thể hạ gục USS Abraham Lincoln?

Năm 2009, Trung Quốc đã phát triển thành công tên lửa đạn đạo chống hạm tầm xa (ASBM) DF-21D được thiết kế để đánh chìm tàu chiến ở khoảng cách hơn 3.000 km.

DF-21D được cho là có hành trình bay vượt ra khỏi bầu khí quyển trước khi lao xuống với tốc độ Mach 10 (gấp 10 lần âm thanh) trước khi tiêu diệt mục tiêu là tàu chiến đối phương.

Thành tựu kỹ thuật này là lý do cho một cuộc tranh luận không có hồi kết về khả năng sống sót của các tàu sân bay Mỹ khi DF-21D vượt qua các máy bay đánh chặn.

Nếu USS Abraham Lincoln tập kích Iran: Tàu chiến Mỹ sẽ xuống đáy vịnh Ba Tư trong bao lâu? - Ảnh 4.

Tên lửa đạn đạo chống hạm tầm xa (ASBM) DF-21D của Trung Quốc.

DF-21D cũng gây áp lực buộc Hải quân Hoa Kỳ đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu các loại vũ khí chống tên lửa và kết quả là tên lửa RIM-161 SM-3 của hệ thống Aegis được đưa vào trang bị năm 2015.

Chỉ hai năm sau, Iran tuyên bố họ cũng đã phát triển một tên lửa chống hạm.

Tehran thường có thói quen phóng đại về công nghệ quân sự nhưng vào năm 2013, cảnh quay của một vụ thử tên lửa dường như thành công đã được tung ra, và năm 2014 tình báo Mỹ đã xác thực việc Iran triển khai tên lửa chống hạm mới.

Tên lửa có tên là Khalij Fars (Vịnh Ba Tư) là biến thể của tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fateh-110 của Iran.

Fateh-110 được thiết kế để khai hỏa từ bệ phóng gắn trên xe tải. Nó được cho là có thể triển khai "bắn và chạy" trong thời gian ngắn do sử dụng nhiên liệu rắn (tên lửa nhiên liệu lỏng đòi hỏi nhiều thời gian nạp nhiên liệu).

Nếu USS Abraham Lincoln tập kích Iran: Tàu chiến Mỹ sẽ xuống đáy vịnh Ba Tư trong bao lâu? - Ảnh 6.

Tên lửa chống hạm Khalij Fars của Iran.

Biến thể Khalij Fars lần đầu được thử nghiệm trùng với sự kiện Iran tuyên bố chế tạo thành công radar tầm xa, hoạt động theo nguyên lý thụ động, có bán kính quét mục tiêu đến 1.100 km vào năm 2011.

Tuy nhiên, nếu so với DF-21D, Khalij Fars chỉ có tầm bắn khoảng 300 km (1/10 nếu so sánh với DF-21D) và tốc độ tối đa chưa tới Mach 3 khi ở giai đoạn cuối. Do đó, Khalij Fars có thể sẽ dễ dàng bị các hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn hơn DF-21D.

Và với tầm bắn khoảng 300 km, tên lửa chống hạm của Iran không thể với tới các mục tiêu nằm ngoài Vịnh Ba Tư hay eo biển Hormuz như USS Abraham Lincoln.

Tuy nhiên nếu các tàu chiến nhỏ hơn của đối phương xâm nhập khu vực trong thời điểm chiến sự thì thời gian "xuống đáy Vịnh Ba Tư" của chúng chỉ tính bằng giờ.

Nếu USS Abraham Lincoln tập kích Iran: Tàu chiến Mỹ sẽ xuống đáy vịnh Ba Tư trong bao lâu? - Ảnh 7.

Máy bay F/A-18 Super Hornet trên đường băng của USS Abraham Lincoln.

Người Mỹ chưa thể "kê cao gối mà ngủ"

Việc Khalij Fars chỉ có thể hiệu quả trong tầm bắn 300 km có thể là lợi thế cho các hoạt động quân sự trên biển của Hoa Kỳ, tuy nhiên nó cũng là "điểm sáng" trong kho vũ khí của Iran.

Với gợi ý về A2/AD của Trung Quốc và tên lửa DF-21D, Iran gần đây tuyên bố đã thử nghiệm ASBM của riêng họ.

Các ASBM được dẫn đường bằng radar Hormuz 1 và 2 đã có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách tương tự Khalij Fars nhưng lại có tốc độ tối đa lên tới Mach 4.

Điều đáng chú ý ở đây là thay vì phát triển từ nền tảng là tên lửa Fateh-110 thì hai biến thể của Hormuz được phát triển từ tên lửa đạn đạo tầm xa Zolfaghar với tầm bắn lên tới 750km.

Nếu USS Abraham Lincoln tập kích Iran: Tàu chiến Mỹ sẽ xuống đáy vịnh Ba Tư trong bao lâu? - Ảnh 8.

Tên lửa đạn đạo chống hạm tầm xa (ASBM) Hormuz-2 của Iran.

Trong khi tầm bắn chưa đủ xa để hạ gục một tàu sân bay ở Biển Arab, Hormuz 1 và 2 đã cho thấy Iran đang đi đúng hướng. ASBM của họ trong tương lai ngắn có thể được nâng cấp với tầm bắn xa hơn và tốc độ lớn hơn tương tự DF-21D.

Một mối đe dọa đáng kể khác là 3 tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Kilo được mua từ Nga vào đầu những năm 1990.

Nếu một cuộc chiến diễn ra giữa Mỹ và Iran, tàu ngầm Kilo và 18 ngư lôi 533 mm mỗi chiếc có thể gây ra thiệt hại lớn cho USS Abraham Lincoln tại Biển Arab.

Nếu USS Abraham Lincoln tập kích Iran: Tàu chiến Mỹ sẽ xuống đáy vịnh Ba Tư trong bao lâu? - Ảnh 9.

Các tàu ngầm của Iran có thể gây thiệt hại lớn cho tàu sân bay USS Abraham Lincoln nói riêng và các tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ nói chung .

Như Triều Tiên đã chứng minh một cách thận trọng, một "kẻ thách thức" có đủ tiềm lực cuối cùng sẽ cải thiện khả năng tự bảo vệ mình khỏi các cuộc tấn công của Mỹ và Iran thì có nhiều tài nguyên hơn Triều Tiên.

Một đột phá về khả năng lực quân sự, cho dù đó là tên lửa đạn đạo, vũ khí hạt nhân có thể cho phép Iran nhanh chóng bắt kịp và thách thức hiệu quả sức mạnh quân sự của Mỹ.

Tên lửa chống hạm của Iran hiện tại chưa có khả năng đánh chìm một tàu sân bay, nhưng đó không phải là một lợi thế mà Lầu Năm Góc có thể tin tưởng và "kê cao gối mà ngủ" mãi mãi.

F/A-18 "Super Hornet" cất và hạ cánh trên Tàu sân bay USS Abraham Lincoln.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại