Sốt là gì?
Sốt là khi nhiệt độ cơ thể của bạn cao hơn mức bình thường 36 – 37 ° C. Đây là một triệu chứng phổ biến.
Nhiệt độ của cơ thể thay đổi như thế nào trong ngày?
Nhiệt độ cơ thể bình thường của con người có thể thay đổi và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như ăn uống, tập thể dục, ngủ và thời gian trong ngày.
Nhiệt độ cơ thể của chúng ta thường cao nhất vào khoảng 6 giờ chiều. và ở mức thấp nhất vào khoảng 3 giờ sáng.
Tại sao chúng ta lại bị sốt?
Nhiệt độ cơ thể tăng cao, hoặc sốt, là một trong những cách mà hệ miễn dịch của chúng ta cố gắng chống lại tác nhân nhiễm trùng.
Tuy nhiên, đôi khi nó có thể tăng quá cao, trong trường hợp đó, sốt có thể nghiêm trọng và dẫn đến biến chứng.
Khi bị sốt, chúng ta sẽ có triệu chứng gì?
Khi bị sốt, chúng ta thường đi kèm với các triệu chứng sau đây:
• Cảm thấy lạnh
• Run rẩy
• Chán ăn
• Mất nước - ngăn ngừa bằng cách uống nhiều nước
• Mệt mỏi
• Tăng nhạy cảm với đau
• Thờ ơ
• Mất tập trung
• Buồn ngủ
• Đổ mồ hôi
Điều trị sốt bằng cách nào?
Hình minh họa
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Tylenol (paracetamol) hoặc ibuprofen có thể giúp hạ sốt.
Bạn có thể mua tại các tiệm thuốc tây mà không cần toa của bác sĩ. Tuy nhiên, sốt nhẹ có thể giúp chống lại vi khuẩn hoặc vi-rút gây nhiễm trùng. Vì vậy không nên hạ sốt nếu chỉ sốt nhẹ.
Nếu sốt do bởi một nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh.
Nếu bị sốt do cảm lạnh gây ra do nhiễm virus, NSAID có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng khó chịu.
Thuốc kháng sinh không có tác dụng chống vi-rút và sẽ không được bác sĩ kê toa để điều trị nhiễm virus.
Uống nước: Nếu bị sốt, bạn nên uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Mất nước sẽ làm cho bệnh nặng thêm.
Đột quỵ do nhiệt: Các NSAID sẽ không có hiệu quả nếu sốt do thời tiết nóng hoặc tập luyện quá sức kéo dài. Bệnh nhân cần được làm lạnh. Nếu bị lú lẫn hoặc bất tỉnh, nên được bác sĩ điều trị ngay lập tức.
Các nguyên nhân gây sốt là gì?
Sốt có thể do một số yếu tố gây ra:
• Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm họng, cúm, thủy đậu hoặc viêm phổi
• Viêm khớp dạng thấp
• Một số loại thuốc
• Da tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời, hoặc bị cháy nắng
• Tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc tập thể dục quá sức kéo dài
• Mất nước
• Silicosis, một loại bệnh phổi gây ra do tiếp xúc lâu dài với bụi silic
• Lạm dụng amphetamine
• Bỏ rượu
Phân độ sốt như thế nào?
• Nhẹ: 38.1–39°C
• Trung bình: 39.1–40°C
• Nặng: 40.1-41.1°C
• Rất nặng, trên 41.1°C
Thời gian sốt như thế nào?
• Cấp tính nếu nó kéo dài dưới 7 ngày
• Bán cấp, nếu nó kéo dài đến 14 ngày
• Mãn tính hoặc kéo dài, nếu nó tồn tại trong hơn 14 ngày
Sốt tồn tại trong nhiều ngày hoặc vài tuần không tìm được nguyên nhân gọi là "sốt kéo dài không rõ nguyên nhân".
Sốt co giật ở trẻ em là gì?
Trẻ em có nhiệt độ cao có thể bị co giật do sốt, còn được gọi là sốt co giật; hầu hết chúng không nghiêm trọng và có thể là hậu quả của nhiễm trùng tai, viêm dạ dày ruột hoặc nhiễm vi rút đường hô hấp hay cảm lạnh.
Ít gặp hơn, co giật do sốt có thể có nguyên nhân nghiêm trọng, như viêm màng não, nhiễm trùng thận hoặc viêm phổi.
Làm sao để ngăn ngừa sốt?
Vệ sinh - sốt thường do nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Vệ sinh tốt giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bao gồm rửa tay trước và sau bữa ăn, và sau khi đi vệ sinh.
Một người bị sốt do nhiễm trùng nên có ít tiếp xúc nhất có thể với người khác, để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Bất cứ ai chăm sóc cho bệnh nhân nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm.
*Theo medicalnewstoday/medicinenet/nhs.uk
Quy trình cấp cứu trẻ bị sốt co giật