Nếu bị đường huyết cao, bạn nên làm 8 điều sau để không "rơi vào vòng xoáy" tiểu đường

Hoàng Hương |

Với bệnh nhân bị tiền tiểu đường, thuốc không đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị. Dưới đây là 8 bí quyết giúp bạn phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Tiền tiểu đường, nghĩa là hàm lượng đường huyết cao nhưng vẫn chưa "đạt tiêu chuẩn" để gọi là tiểu đường tuýp 2. Tình trạng này ngày càng phổ biến khi năm 2015, Tạp chí Hội Y khoa Mỹ công bố 37% người Mỹ mắc tiền tiểu đường.

Trong khi đó, một nghiên cứu năm 2016 của Trường Đại học Florida công bố trên Tạp chí chuyên về về đình Board of Family Medicine của Mỹ, chưa đến 1/4 trong số họ nhận chịu nhận sự tư vấn của bác sĩ về thuốc hay thay đổi lối sống.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng dùng thuốc không phải lúc nào cũng cần thiết và an toàn. Nghiên cứu trong chương trình phòng chống tiểu đường tài trợ bởi NIH cho thấy đối với tiền tiểu đường, thuốc metformin kém hiệu quả hơn so với can thiệp lối sống.

"Lối sống là phương thuốc chủ lực đối với bệnh nhân tiền tiểu đường", bác sĩ Deena Adimoolam, phó giáo sư về bệnh tiểu đường, nội tiết, và các bệnh về xương tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai cho biết.

Và vị bác sĩ này đã bật mí cách ngăn chặn bị tiểu đường tuýp 2 nếu bạn đang bị đường huyết cao.

1. Giảm cân

"Phần lớn các đối tượng dễ bị tiền tiểu đường nhất chính là những người thừa cân hoặc béo phì. Vì thế, cách phòng ngừa bệnh tiểu đường tốt nhất chính là giảm cân", bác sĩ Deena Adimoolam cho biết.

Những người bị tiền tiểu đường giảm 10% cân nặng trong vòng 6 tháng sẽ giảm nguy cơ mắc tiểu đường thực sự trong vòng 3 năm tới lên đến 85%, theo nghiên cứu năm 2013 của John Hopkins.

"Những thói quen nhỏ như cắt giảm lượng đường nạp vào cơ thể như từ nước hoa quả và bớt một lon soda có thể giảm hàng trăm calo", bà Adimoolam hướng dẫn.

Nếu bị đường huyết cao, bạn nên làm 8 điều sau để không rơi vào vòng xoáy tiểu đường - Ảnh 1.

2. Kiểm tra nồng độ vitamin D trong cơ thể

Những người bị tiền tiểu đường thường có nồng độ vitamin D thấp có nguy cơ bị tiểu đường gấp 2 lần so với những người thường xuyên bổ sung vitamin D trong 2,5 gần đây. Đây là kết quả của một công trình nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp của Hiệp hội Nội tiết thế giới vào năm 2014.

Trong nhiều trường hợp, lượng đường máu của họ thực sự trở về bình thường. Không có tiêu chuẩn bổ sung vitamin đối với tất cả mọi người, vì vậy hãy kiểm tra lượng vitamin trong cơ thể (xét nghiệm máu) và nhận tư vấn từ bác sĩ.

3. Kiểm tra tuyến giáp

Lượng hormon tuyến giáp thấp, mặc dù vẫn trong ngưỡng "bình thường" nhưng lại ở mức thấp nhất, có thể làm tăng nguy cơ tiền tiểu đường thành bệnh tiểu đường, theo một nghiên cứu được trình bày năm ngoái tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nội tiết thế giới.

Các nhà nghiên cứu cho rằng hóc-môn tuyến giáp giúp đảm bảo hoạt động chuyển hóa hiệu quả. Vì thế, nếu nó giảm có thể dẫn đến tăng cân và nhạy cảm với insulin, từ đó cũng dẫn đến một nguy cơ khác.

4. Luôn vận động

Tập thể dục thường xuyên là chìa khóa giúp bạn tránh xa tiểu đường vì nó giúp bạn giảm cân cũng như giảm nồng độ insulin. Đừng lo ngại nếu bạn không thể thực hiện các hoạt động thể thao yêu cầu cường độ cao.

Theo nghiên cứu của Trường Đại học Duke công bố năm ngoái, đi bộ nhanh (tương đương 18,5km/tuần) thậm chí còn hiệu quả hơn chạy bộ trong việc cải thiện đường huyết ở người tiền tiểu đường

5. Ăn chất béo lành mạnh

Ăn thực phẩm giàu chất béo đa không bão hòa như dầu thực vật, cá béo và các loại hạt, có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt khi chúng thay thế carbs (tinh bột và đường) hoặc chất béo bão hòa, theo một bản thống kê của Trường Đại học Tufts từ 100 thử nghiệm lâm sàng vào năm 2016..

Bạn cũng có thể ăn một ít carbs nhưng "không tránh xa những thứ trắng như bánh mì trắng, mì trắng, bánh quy, gạo trắng bởi vì những thực phẩm này có thể làm tăng đường huyết và gây nguy cơ mắc tiểu đường", bác sĩ Adimoolam khuyến cáo.

Nếu bị đường huyết cao, bạn nên làm 8 điều sau để không rơi vào vòng xoáy tiểu đường - Ảnh 2.

6. Sàng lọc hội chứng ngưng thở khi ngủ

Nhiều người bị tiền tiểu đường cũng phải chịu chứng ngừng thở khi ngủ nhưng họ không hề biết điều đó.

Một nghiên cứu vào năm 2015 của Trường Đại học Chicago trên Tạp chí Y học Hô hấp và Chăm sóc tích cực của Mỹ, bạn có thể điều trị bệnh này nhờ thiết bị CPAP vào ban đêm.

Nó sẽ thổi một lượng khí ổn định qua ống và mặt nạ, khiến đường thở của bạn mở, từ đó cải thiện mức đường máu và giảm nguy cơ tiểu đường.

Nếu bạn ngáy và cảm thấy mệt mỏi mặc dù ngủ đủ và đều đặn, hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để xử lý kịp thời.

7. Nấu ăn đúng cách

Người béo phì mà ăn thức ăn luộc, hầm hoặc hấp trong vòng 1 năm sẽ giảm cân và tăng khả năng kháng insulin hơn so với những người chỉ chuyên ăn đồ nướng, rán hoặc bỏ lò.

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Mount Sinai cho rằng vì thức ăn chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra một loại độc tố có tên là AGE, vốn có liên quan đến tình trạng kháng insulin cũng như phản ứng viêm toàn cơ thể.

8. Sàng lọc bệnh thường xuyên

Nếu được chẩn đoán bị tiền tiểu đường, bạn nên đi khám định kỳ. Đó là khuyến cáo của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ. Các bác sĩ sẽ khám các dấu hiệu của tim, bao gồm sàng lọc huyết áp và lượng cholesterol.

* Theo Prevention

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại