Theo bác sĩ Hoàng Thái Lâm, trưởng khoa cấp cứu (Bệnh viện Tổng hợp Đồng Tống, Trung Quốc) đã đề cập, trường hợp một bệnh nhân trẻ mới 21 tuổi đã tìm đến phòng cấp cứu lúc nửa đêm vì cảm thấy khó chịu ở ngực. Sau khi chụp điện tâm đồ phát hiện đó là một cơn nhồi máu cơ tim điển hình. Khi thông tim, phát hiện mạch máu ở tim bị tắc 70 - 80%.
Bác sĩ cho biết, với người trẻ mắc bệnh tim mạch, họ thường hỏi bệnh nhân có mắc mỡ máu cao bẩm sinh hay chức năng đông máu bất thường hay không. Nhưng với trường hợp nam sinh đại học này, sức khỏe trước đó hoàn toàn bình thường. Sau khi hỏi về thói quen sinh hoạt, được biết nam sinh thường xuyên ăn các loại đồ chiên rán, nướng chứa nhiều dầu mỡ và muối.
Dưới ảnh hưởng của chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, chất béo, đường... đặc biệt là ăn quá nhiều thịt đỏ, sau khi tiêu hóa qua đường tiêu hóa sẽ bị gan chuyển hóa thành oxit trimethylamine. Nồng độ trimethylamine oxit quá cao sẽ gây ra các bệnh tim mạch, trong đó có nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra, các loại dầu xấu, chất béo chuyển hóa, gốc tự do và các chất khác dùng trong thực phẩm chiên rán có thể làm hỏng mạch máu. Dầu khi chiên lại nhiều lần ở nhiệt độ cao cũng có thể chứa lượng lớn gốc tự do và chất gây ung thư. Khi ăn vào cơ thể sẽ bắt đầu tấn công các tế bào nội mô tim mạch mỏng manh, dẫn đến xơ cứng, vôi hóa, hẹp van tim.
Kết hợp với áp lực công việc cao, thói quen thức khuya, sử dụng nhiều muối, thuốc lá và rượu cũng như các khuyết tật di truyền bẩm sinh của bệnh tim và mỡ máu cao... có thể gây ra bi kịch cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim.
Biểu hiện ban đầu của nhồi máu cơ tim
Những cơn đau là dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Chúng chủ yếu xuất hiện ở vùng sau xương ức hoặc vùng trước tim, một số trường hợp còn có thể đau thắt ở vùng bụng trên.
Nhồi máu cơ tim cũng có thể gây ra một số phản ứng nhất định ở đường tiêu hóa, chủ yếu là buồn nôn và nôn. Một số ít bệnh nhân cũng có thể bị tiêu chảy, đột ngột đổ mồ hôi nhiều kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như tức ngực, hen suyễn...
Bệnh nhân cũng có thể đổ mồ hôi dù không vận động, ban đêm dễ thức giấc khi ngủ, sốt...
Làm gì để bảo vệ tim mạch
Bên cạnh việc hạn chế ngồi liên tục trong thời gian dài, hút thuốc, uống rượu thì bằng việc thay đổi một vài thói quen sau có thể cải thiện sức khỏe tim mạch.
1. Hạn chế làm việc quá sức
Việc thường xuyên căng thẳng, làm việc quá sức có thể gây tổn thương tim, dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc suy tim. Bởi khi con người quá mệt mỏi, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn epinephrine, nothyroxine… khiến mạch máu co thắt, tăng huyết áp, giảm lượng máu cục bộ cung cấp cho tim, dễ gây ra các bệnh về tim mạch.
2. Thường xuyên tập thể dục
Những người thường xuyên duy trì hoạt động thể chất cường độ cao trong thời gian rảnh rỗi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 69% so với những người không thường xuyên luyện tập. Trong khi những người duy trì hoạt động thể chất cường độ thấp chỉ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 24%. .
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc duy trì hoạt động thể chất cường độ cao có mối tương quan nghịch đáng kể với sự xuất hiện của chứng nhồi máu cơ tim, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim tới 82%.
3. Chế độ ăn uống lành mạnh
Ít sử dụng các thực phẩm chiên rán chứa nhiều dầu mỡ cũng như những đồ ngọt, thực phẩm siêu chế biến cũng góp phần bảo vệ mạch máu, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Đồng thời, trong cuộc sống thường ngày cũng nên bổ sung một số thực phẩm tốt cho hệ tim mạch như chuối, dầu olive...
Chuối rất giàu ion kali có thể ức chế ion natri làm co mạch máu và gây tổn hại cho hệ tim mạch, giúp duy trì sự cân bằng natri và kali trong cơ thể con người, điều phối sự co bóp cơ tim và hạ huyết áp. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn hai quả chuối mỗi ngày có thể giảm 10% huyết áp và ngăn ngừa các bệnh tim mạch một cách hiệu quả.
Dầu olive có thành phẩn quan trọng nhất là axit α-linolenic với hàm lượng hơn 66,7%. Đây là axit béo thiết yếu, là thành phần chính của màng tế bào và tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo, đường trong cơ thể. Việc tiêu thụ loại dầu này thường xuyên còn có thể giúp loại bỏ chất cặn trong máu, tăng cường độ đàn hồi của mạch máu và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.
Nguồn: edh.tw, sohu