Mỹ, Nga, Belarus và Ukraine trong cuộc đua gắn "mắt thần" lên vũ khí hủy diệt bộ binh?

DK |

Tờ Popular Mechanic nhận xét đây là "khởi đầu của những gì có thể trở thành một xu hướng rất khó chịu cho các đoàn quân Phương Tây".

Mỹ với UAV khai hỏa từ súng phóng lựu

Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Quân đội Mỹ tuyên bố đã thành công trong việc chế tạo một máy bay không người lái (UAV) trinh sát cỡ nhỏ.

Điều đáng chú ý hơn là đặt tên là Hệ thống máy bay không người lái súng phóng lựu (GLUAS) thứ "mắt thần" trên chiến trường này có thể được lính bộ binh khai hỏa - phóng từ súng phóng lựu 40mm kẹp nóng M320A1.

Theo John Gerdes, một kỹ sư cơ khí của Phòng nghiên cứu quân sự (ARL) Quân đội Mỹ:

"Sau khi được phóng lên không trung từ súng phóng lựu, GLUAS sẽ được nhóm lính điều khiển bằng một thiết bị cầm tay và dữ liệu hình ảnh sẽ được truyền ngược lại từ camera trên máy bay không người lái".

Trong các giao tranh tầm gần, sẽ có nhiều kịch bản diễn ra và người lính có thể sử dụng công nghệ này. Về cơ bản, nếu có "thứ gì đó" mà những người lính muốn theo dõi nhưng lại không biết chính xác vị trí, đó là nơi mà UAV sẽ phát huy tác dụng".

Mỹ, Nga, Belarus và Ukraine trong cuộc đua gắn mắt thần lên vũ khí hủy diệt bộ binh? - Ảnh 1.

Hai biến thể của hệ thống GLUAS.

GLUAS có hai biến thể dựa theo phương án di chuyển trên không. Biến thể đầu tiên là một hệ thống dù lượn nhỏ với cánh quạt gấp và biến thể thứ hai là kiểu cánh quạt đồng trục tương tự như cách các trực thăng di chuyển.

UAV có tầm hoạt động trong khoảng 2 km, trên độ cao tối đa là 600 mét với thời gian dự kiến ​​có thể lên tới 90 phút. Nó cũng được định vị bằng GPS và bộ điều khiển chuyến bay để người lính dễ dàng hơn trong thao tác.

Ban đầu, GLUAS được thiết kế để có thể phóng từ súng phóng lựu kẹp nòng M320, sau đó nó được nâng cấp để khai hỏa trên biến thể M320A1 (Thủy quân lục chiến Mỹ dự kiến sẽ "phổ cập" súng này cho các đơn vị trong năm 2021) với khả năng phóng xa tới 350 mét.

Năm 2019, Quân đội Mỹ đã bắt đầu đưa vào trang bị cho bộ binh một UAV "bỏ túi" có hình dạng máy bay trực thăng có tên Black Hornet (Ong bắp cày đen). Chúng có khả năng bay tới 25 phút, trong khi truyền các đoạn phim trực tiếp và ảnh chụp từ khoảng cách tới 2 km.

Mỹ, Nga, Belarus và Ukraine trong cuộc đua gắn mắt thần lên vũ khí hủy diệt bộ binh? - Ảnh 2.

Lính Mỹ khai hỏa lựu đạn từ súng phóng lựu kẹp nòng M203.

BelarusUkraine với "tên lửa chống tăng từ trên không"

Việc nâng cấp UAV từ hoạt động trinh sát trở thành một nền tảng phóng vũ khí từ trên không rõ ràng không phải là điều mới mẻ, điều đó đã diễn ra ở các chiến trường Trung Đông từ lâu.

Việc sử dụng các loại UAV cánh quạt (còn gọi là Drone) hạng nhẹ và hạng trung để triển khai hỏa lực bộ binh từ trên không đã được các nhóm phiến quân và khủng bố đưa vào chiến trường Syria-Iraq để bù đắp sự thiếu hụt khả năng tấn công của máy bay chiến đấu.

Mỹ, Nga, Belarus và Ukraine trong cuộc đua gắn mắt thần lên vũ khí hủy diệt bộ binh? - Ảnh 3.

Một hệ thống phóng tên lửa chống tăng vác vai từ trên không của nhóm khủng bố IS ở Syria với ít nhất 6 động cơ cánh quạt.

"Ý tưởng" nói trên đã được Ukraine, Belarus phát triển thành những vũ khí mà họ có thể ngay lập tức đưa vào trang bị cho các đơn vị bộ binh.

Vào năm 2018, một hệ thống phóng tên lửa chống tăng từ trên không có tên Demon (Quỷ dữ) đã được Công ty Matrix UAV có trụ sở tại Kyiv phát triển thành công.

Hệ thống bao gồm một bộ khung kim loại với 4 động cơ cánh quạt có tải trọng lên tới 7 kg (có thể khai hỏa súng chống tăng vác vai RPG-26 hoặc RPG-7V (B-40/41) hoặc các vũ khí bộ binh khác).

Demon có tầm hoạt động 20 km, và theo nhà sản xuất Ukraine, nó có thể vươn tới tầm 90 km khi sử dụng "hệ thống đẩy/phóng hỗn hợp".

Mỹ, Nga, Belarus và Ukraine trong cuộc đua gắn mắt thần lên vũ khí hủy diệt bộ binh? - Ảnh 4.

Hệ thống UAV Demon của Ukraine và tên lửa chống tăng RPG-26 trong một thử nghiệm.

Cũng trong năm 2018, Quân đội Belarus đã thử nghiệm một hệ thống phóng vũ khí bằng UAV tương tự và có thể mang theo RPG-26. Với thiết kể được cho là gọn nhẹ hơn của Ukraine và IS, hệ thống đã được thử nghiệm tại trường bắn Losvido ở Belarus.

Cho tới nay các thông số chi tiết của hệ thống phóng này vẫn chưa được tiết lộ tuy nhiên nhiều suy đoán cho rằng nó có thể mang theo 3 kg vũ khí.

Tuy nhiên, phương án khai hỏa của các hệ thống phóng mà Ukraine và Belarus "trình làng" đều được đánh giá là khá đơn giản và phụ thuộc vào thước ngắm cơ khí của tên lửa chống tăng vác vai RPG-26.

Điều này cho thấy các quốc gia nói trên cần phải nỗ lực hơn để biến các hệ thống này trở thành hỏa lực chính xác - chứ không phải là một biến thể của thứ mà IS đã "thành công" ở Syria và Iraq.

Mỹ, Nga, Belarus và Ukraine trong cuộc đua gắn mắt thần lên vũ khí hủy diệt bộ binh? - Ảnh 6.

Hệ thống phóng tên lửa từ trên không của Belarus.

Nga với "Katyusha cỡ nhỏ"

Theo ông Alexanderr Kochkin, Phó Giám đốc điều hành của nhà sản xuất vũ khí Nga Techmash, công ty đang điều chỉnh các sản phẩm của mình để có thể sử dụng trên máy bay không người lái.

Techmash hiện đang sản xuất các loại bom từ 2,5 đến 50 kg được tối ưu hóa để sử dụng với máy bay không người lái cánh cố định.

Bazalt (một trong những công ty con của Techmash tập trung vào sản xuất súng phóng lựu tự động và lựu đạn 30 mm) hiện đang phát triển các bệ phóng loạt 5 hoặc 10 lựu đạn phân mảnh với ngòi có thể kích nổ khi va chạm với tất cả các loại bề mặt, bao gồm tuyết, cát và mặt nước.

Có thể thấy người Nga đang có cách tiếp cận khác Ukraine và Belarus với nền tảng phóng từ trên không, cùng với việc khai hỏa UAV cỡ trung từ các hệ thống pháo phóng loạt, họ đang tập trung vào thứ có thể được khai hỏa với mật độ dày đặc từ các nền tảng này.

Đánh giá về những bước tiến trong việc sử dụng UAV cánh quạt của Nga, Belarus và Ukraine, tờ Popular Mechanic nhận xét rằng đây là "khởi đầu của những gì có thể trở thành một xu hướng rất khó chịu cho các đoàn quân phương Tây".

Tờ báo kết luận rằng "nếu các nhà sản xuất có thể tăng gấp ba trọng tải của UAV, họ có thể tạo ra một "sát thủ trên không" đáng tin cậy với khả năng nhanh chóng tìm ra mục tiêu và khai hỏa những phát bắn chí tử vào điểm yếu để vô hiệu hóa đối phương".

Mỹ, Nga, Belarus và Ukraine trong cuộc đua gắn mắt thần lên vũ khí hủy diệt bộ binh? - Ảnh 8.

Hình minh họa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại