Nếu uống hết một lon nước ngọt, đây sẽ là kết quả xảy ra với cơ thể
10 phút đầu tiên: 10 thìa đường đã đi vào cơ thể bạn (lượng đường khuyến cáo sử dụng cho một ngày).
20 phút: Nồng độ đường trong máu đạt đỉnh, đây là nguyên nhân giải phóng insulin ồ ạt. Gan bắt đầu chuyển hóa đường thành chất béo.
Ở động vật hay ít nhất là ở chuột phòng thí nghiệm, nếu fructose vào gan với hàm lượng và tốc độ đầy đủ, gan sẽ chuyển hóa nó fructose thành chất béo. Điều này gây ra sự đề kháng insulin, hiện nay đây là vấn đề cơ bản cho chứng béo phì, đái tháo đường tuýp 2 và các vấn đề tim mạch thường gặp ở những người béo phì và thừa cân.
40 phút: Quá trình hấp thu caffeine hoàn tất. Đồng tử giãn, huyết áp tăng, tinh thần tỉnh táo.
45 phút: Cơ thể tăng sản xuất dopamine kích thích vùng trung tâm thoải mái của não bộ như cách mà heroin tác động. Caffein có tác dụng giải lo âu và tâm thần mạnh.
Sau 60 phút: Axit phosphoric liên kết với canxi, magie và kẽm ở ruột non làm gia tăng sự trao đổi chất. Kết hợp với mức đường cao trong máu làm tăng bài tiết canxi qua nước tiểu.
Tính chất lợi tiểu của caffeine được thể hiện. Điều này có nghĩa là bạn sẽ thải ra ngoài canxi, magie, kẽm, muối, chất điện giải và nước. Tổng lượng ure, canxi, magie, natri, clorua, kali và creatinine tăng lên trong hai giờ sau khi caffeine được tiêu hóa.
Khi cảm giác thăng hoa mất đi, bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi vì thiếu đường. Bạn trở nên cáu kỉnh và/hoặc chậm chạp. Bạn sẽ thải ra ngoài hết lượng nước ngọt uống vào đi kèm với đó là những chất dinh dưỡng đáng giá mà cơ thể có thể sử dụng cho xương, răng…
Nước ngọt và những nguy cơ
Điều đáng nói là nước ngọt không chỉ chứa hàm lượng đường fructose cao, mà còn chứa hàm lượng cao caffeine và muối.
Việc sử dụng thường xuyên nước ngọt và các thực phẩm chế biến khác với hàm lượng cao các chất này sẽ dẫn đến nguy cơ cao các bệnh về tim mạch, đái tháo đường và béo phì. Một nghiên cứu được thực hiện bởi đại học Harvard, Mỹ cho thấy việc chỉ uống một lon nước có ga mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch lên 20%.
Các thức uống có đường cũng được cho là nguyên nhân làm tăng quá trình viêm, một đáp ứng của hệ thống miễn dịch liên quan đến cả các bệnh tim mạch và sự đề kháng insuline - yếu tố nguy cơ chính gây đái tháo đường tuýp 2.
Các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao
Thực phẩm chứa nhiều đường nhưng ít protein hay chất béo là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, nghĩa là lượng đường này nhanh chóng đi vào máu. Đường tinh chế (có trong hầu hết các loại nước ngọt) có chỉ số đường huyết cao. Một lon coca chứa 39g đường, còn một lon pepsi chứa 41g đường.
Khi bạn sử dụng những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, tuyến tụy bắt đầu giải phóng insulin để kiểm soát nồng độ đường trong máu. Tuy nhiên với lượng đường quá nhiều từ nước ngọt sẽ khiến giải phóng ồ ạt insulin làm cho lượng đường trong máu chạm đáy dẫn đến việc run rẩy, mệt mỏi và đói bụng.
Điều này cũng ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bạn. Nếu bạn tiêu thụ nước ngọt, kẹo, đồ ăn nhanh chiếm 25% lượng calo hằng ngày thì nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch sẽ tăng gấp đôi so với những người chỉ tiêu thụ nhóm thực phẩm ở mức chiếm 7% calo hằng ngày, đây là kết quả của một nghiên cứu trên hơn 30,000 ngàn công dân Mỹ.
Tất nhiên không chỉ có nước ngọt, nhiều thực phẩm khác cũng là những “quả bom đường” từ nước sốt barbeque cho đến một số đồ uống thể thao.
Mặt khác, đường tự nhiên, không qua tinh chế trong trái cây cùng với chất dinh dưỡng và chất xơ giúp kiểm soát lượng đường vào máu và ngăn việc giải phóng ồ ạt insulin. Nhưng nếu không có những thành phần này thì đường sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
*Therenegadepharmacis, Men's fitness