Mỗi tuần nên ăn ít nhất vài bữa gạo này, cơ thể bạn sẽ có những thay đổi đáng kinh ngạc!

Vân Hồng |

Do sự thay đổi điều kiện sống, nhiều người có xu hướng chọn các món ăn bắt mắt thay vì quan tâm đến giá trị dinh dưỡng của chúng. So với gạo trắng, gạo lứt đặc biệt hơn rất nhiều.

Người xưa thích ăn gạo lứt, coi hạt gạo là báu vật của tự nhiên

Đông y quan niệm rằng, nếu muốn tìm kiếm một trong những báu vật tự nhiên trên thế gian này quan trọng nhất đối với cuộc sống, có lẽ gạo sẽ có tên trong nhóm bạn quan tâm nhất. Gạo vì vậy cũng được gọi là của hiếm trong vạn vật.

Hạt gạo thường được gieo trồng vào mùa xuân và thu hoạch vào mùa thu. Đây cũng là quãng thời gian đủ dài để cây lúa chắt lọc những linh khí của đất trời, dồn hết dinh dưỡng vào hạt gạo.

Người phương Đông xưa và nay đều rất coi trọng hạt gạo. Có câu tục ngữ rằng, nhân sâm một cân không bằng gạo thô (gạo lứt) một bồ. Nếu so sánh với gạo trắng, gạo lứt chứa hàm lượng chất dinh dưỡng vượt trội và có tính cân bằng hơn.

Từ thời nhà Minh (TQ), vị thầy thuốc nổi tiếng, nhà dược học Lý Thời Chân đã từng viết cuốn sách Đông dược nổi tiếng "Bản thảo cương mục" ghi rõ rằng, thường xuyên ăn gạo lứt, không chỉ điều hòa ngũ tạng, loại trừ bệnh tật, nâng cao tuổi thọ mà còn có thể làm đẹp dưỡng nhan, duy trì và kéo dài tuổi thanh xuân.

Nổi tiếng như vậy, liệu gạo lứt có những tác dụng cụ thể như thế nào? Chúng ta nên ăn thế nào cho đúng, điều này không phải ai cũng biết và đây là những gợi ý tuyệt vời cho bạn.

Mỗi tuần nên ăn ít nhất vài bữa gạo này, cơ thể bạn sẽ có những thay đổi đáng kinh ngạc! - Ảnh 1.

Mỗi ngày ăn 1 bát cơm gạo lứt có thể làm thay đổi lớn tình trạng sức khỏe của bạn (Ảnh minh họa)

Những tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe

1. Hạ huyết áp, giảm mỡ thừa, thanh lọc huyết quản (người trên 40 tuổi nên ăn hàng ngày)

Gạo lứt hay gạo vàng, gạo nguyên cám chưa xay xát kỹ, chưa đánh bóng là loại gạo chỉ trải qua quá trình bóc vỏ trấu. So với gạo trắng chúng ta đang ăn hàng ngày thì gạo lứt rất giàu protein chất lượng cao.

So với gạo trắng, gạo lứt có hàm lượng canxi cao hơn 1,7 lần, hàm lượng sắt cao hơn 2,75 lần, hàm lượng vitamin B1 cao hơn 12 lần, hàm lượng vitamin E cao gấp 10 lần, hàm lượng chất xơ cao gấp 14 lần.

Mỗi tuần nên ăn ít nhất vài bữa gạo này, cơ thể bạn sẽ có những thay đổi đáng kinh ngạc! - Ảnh 2.

Bảng so sánh thành phần dinh dưỡng của gạo lứt so với gạo trắng (Ảnh: Mạnh Quân)

2. Cải thiện chức năng tiêu hóa, làm sạch máu

Gạo lứt có chứa một lượng lớn chất xơ thô (cellulose). Nghiên cứu trong những năm gần đây đã chứng minh rằng chất xơ thô có tác dụng tốt trong việc giảm cân, hạ cholesterol, điều trị táo bón và các chức năng tiêu hóa khác.

Mầm gạo lứt còn có tác dụng cải thiện chức năng tiêu hóa, làm sạch máu, ngăn ngừa táo bón và béo phì, giúp quá trình chuyển hóa thức ăn và tác dụng giải độc hiệu quả.

3. Giảm cholesterol, hạ mỡ máu nhanh

Lớp màng bọc ngoài của hạt gạo lứt có chứa chất béo không bão hòa có tác dụng hiệu quả trong việc giảm tỉ lệ cholesterol trong máu, loại trừ mỡ thừa, có tác dụng hiệu quả trong việc bảo vệ tim mạch.

4. Thúc đẩy tuần hoàn máu

Trong lớp vỏ hạt gạo và đầu mầm hạt gạo với số lượng lớn vitamin E có thể thúc đẩy lưu thông máu, duy trì các chức năng khác trong toàn cơ thể.

5. Giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Theo một nghiên cứu của Đại học Ryukyu Nhật Bản phát hiện ra rằng gạo lứt rất giàu chất gọi là oryzanol γ- có thể điều chỉnh "tế bào β" tuyến tụy giúp chức năng tuyến tụy luôn đảm bảo ở trong trạng thái bình thường, và do đó chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường hoặc làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Mỗi tuần nên ăn ít nhất vài bữa gạo này, cơ thể bạn sẽ có những thay đổi đáng kinh ngạc! - Ảnh 3.

Gạo lứt hay gạo xay thô còn cám có nhiều loại khác nhau, đều tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

6. Chống lão hóa

Gạo lứt rất giàu vitamin E, có thể trung hòa các gốc tự do, chống nếp nhăn, giảm các vết thâm nám, giảm lão hóa da, ngăn chặn sự già đi trong việc đàn hồi của da, làm cho làn da trông trẻ trung và tươi sáng.

7. Ngăn ngừa và điều trị loét miệng

Gạo lứt rất giàu kẽm, vì vậy chất này sẽ tác động đến vùng niêm mạc miệng, sửa chữa những vùng vết thương bị hư hỏng, từ đó làm giảm hiện tượng viêm loét.

Mỗi tuần nên ăn ít nhất vài bữa gạo này, cơ thể bạn sẽ có những thay đổi đáng kinh ngạc! - Ảnh 4.

Gạo lứt có thể chế biến đa dạng thành các món ăn khác nhau (Ảnh minh họa)

*Theo Health/Sina

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại