Một số chuyên gia cho rằng, Ấn Độ nên mua máy bay chiến đấu MiG-35 và Su-57 của Nga để giành lợi thế trong tranh chấp biên giới với Trung Quốc ở khu vực Ladakh.
Theo báo cáo của Sina, mới đây Ủy ban mua sắm quốc phòng của Ấn Độ đã thông báo kế hoạch mua sắm 33 máy bay chiến đấu mới từ Nga, gồm 12 máy bay Su-30, 21 máy bay MiG-29.
Hoạt động mua sắm này diễn ra trong bối cảnh tranh chấp biên giới Trung - Ấn đang có những diễn biến phức tạp và có nguy cơ leo thang thành cuộc đối đầu quân sự ở khu vực này.
Theo Sina, với sức mạnh hiện tại của Không quân Ấn Độ, đơn giản là không thể đối đầu với Không quân Trung Quốc, và việc mua máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-30 cũng không giúp cải thiện thực tế này.
Hiện, lực lượng chính của Không quân Ấn Độ là hơn 250 máy bay chiến đấu Su-30MKI, hơn 60 máy bay chiến đấu MiG-29 và khoảng 50 máy bay chiến đấu Mirage-2000 của Pháp.
Tuy nhiên, mức độ bảo trì thường xuyên của các máy bay chiến đấu này tương đối thấp, do vậy, các máy bay thường gặp sự cố.
Ngoài ra, Không quân Ấn Độ có hơn 110 máy bay chiến đấu MiG-21 và một số lượng nhỏ máy bay chiến đấu hạng nhẹ HAL Tejasvừa mới đi vào hoạt động. Những máy bay chiến đấu này có hiệu suất thấp, chỉ có thể sử dụng để “bắt nạt” các quốc gia nhỏ trong khu vực, còn đối với Trung Quốc thì vẫn chưa đủ.
Hiện nay, các máy bay chiến đấu chính của Trung Quốc đã lên đến hơn 1.000 máy bay J-10A / B / C, J-11, J-16. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sở hữu khoảng 100 máy bay Su-30MKK và MiG-35 do Nga sản xuất.
Đặc biệt các máy bay J-10C và J-16D cùng một số mẫu khác đã được trang bị radar AESA, trong khi đó máy bay của Ấn Độ vẫn chưa được trang bị loại radar tiên tiến này. Hơn nữa, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc đã sẵn sàng phục vụ, vậy Không quân Ấn Độ lấy gì để đối đầu với Không quân Trung Quốc?
Một số chuyên gia của Trung Quốc cho rằng, nếu Ấn Độ mua MiG-35 và Su-57 của Nga thì vẫn có thể “cầm cự” với Không quân Trung Quốc trong một thời gian ngắn, chờ chi viện. Tuy nhiên Sina đã phản bác quan điểm này và cho rằng, đây là quan điểm “ảo tưởng”.
Máy bay chiến đấu Su-57. Nguồn: Sina.
Đầu tiên, MiG-35 được Nga gọi là máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++, mặc dù dựa trên thiết kế MiG-29, nhưng cấu trúc bên trong đã được cải thiện rất nhiều, lực đẩy động cơ lớn hơn, khả năng cơ động mạnh hơn và tải nhiên liệu tăng lên rất nhiều.
Nó đã không còn là "người bảo vệ sân bay", nó được trang bị hệ thống điện tử hàng không mới của Nga bao gồm radar AESA, sức mạnh tổng thể vượt xa MiG-29. Tuy nhiên, trước các mẫu máy bay chiến đấu J-10 và J-16 mới nhất của Trung Quốc cũng sử dụng radar AESA, MiG-35 không tận dụng được lợi thế nào.
Tiếp theo, Su-57 là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Nga. Ấn Độ đã tham gia và đầu tư rất nhiều kể từ những ngày đầu nghiên cứu và phát triển Su-57, và dự định phát triển dự án FGFA của riêng Ấn Độ dựa trên Su-57.
Tuy nhiên, vào tháng 4/2018, Ấn Độ bất ngờ tuyên bố rút khỏi dự án Su-57. Lý do được truyền thông Ấn Độ đưa ra là, mặc dù Ấn Độ đã đầu tư rất nhiều, nhưng Nga vẫn không có ý định chuyển giao công nghệ chủ chốt của Su-57.
Cùng với đó, hiệu suất chiến đấu của 57 vẫn còn thiếu sót, đặc biệt là hiệu suất tàng hình. Do vậy Ấn Độ khó có thể mua Su-57.
Máy bay chiến đấu MiG-35. Nguồn: Sina.
Từ những lý cho trên cho thấy, kế hoạch mua sắm MiG-35 và Su-57 đề xuất cho Ấn Độ là hoàn toàn vô nghĩa. Ngoài các lý do trên cho máy bay chiến đấu, có hai yếu tố quan trọng hơn:
Thứ nhất, việc lệ thuộc vào thiết bị nhập khẩu để chiến đấu sẽ không thể duy trì trong thời gian dài. Do việc đề nghị nước sản xuất thiết bị đó tiến hành bảo dưỡng và thay thế không theo kịp với tình huống chiến trường.
Đối với Ấn Độ, ngoài trang bị Không quân, thì các trang bị tiên tiến của Hải quân và Lục quân cũng đa số là thiết bị nhập khẩu. Đây cũng là vấn đề “đau đầu” nhất của Quân đội Ấn Đột trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, chiến tranh hiện đại là một cuộc đối đầu có hệ thống. Với sự hỗ trợ của hệ thống chi viện, các vũ khí bị có hiệu suất kém cũng có thể đóng vai trò lớn hơn.
Ngược lại, không có sự hỗ trợ của hệ thống chi viện, thiết bị có hiệu suất tốt đến mức nào cũng chưa chắc đã là một lợi thế. Xét về hệ thống C4ISR và hệ thống tác chiến liên hợp, Ấn Độ và Trung Quốc rất khác nhau.
Do đó, Trung Quốc không cần quan tâm đến những thiết bị nào mà Không quân Ấn Độ dự định mua. Ở giai đoạn này, bất kể mua thiết bị tiên tiến nào, thì nhược điểm của Không quân Ấn Độ không thể thay đổi.