MiG-21 bị bắn tan xác trong trận không chiến Ấn Độ-Pakistan: F-16 vẫn còn là điều bí ẩn

Anh Tú |

Cho tới nay, tất cả các chứng cứ thu thập được từ các nguồn thông tin mở trên các phương tiện truyền thông xã hội chỉ cho thấy một máy bay MiG-21 của Không quân Ấn Độ bị rơi.

Ngày 27/2/2019, Pakistan đã bắn hạ một máy bay chiến đấu MiG-21 Bison của Không quân Ấn Độ (IAF). Cả hai bên đều đưa ra các tuyên bố khác nhau về những gì đã diễn ra trong ngày hôm đó.

Vụ đối đầu trên không xảy ra sau một cuộc tấn công của Pakistan vào lãnh thổ Ấn Độ nhằm đáp trả cuộc không kích trước đó của Ấn Độ vào lãnh thổ Pakistan ngày 26/2.

Sau sự vụ, một luồng thông tin cho rằng IAF đã bắn hạ một chiếc tiêm kích F-16 của Pakistan còn Pakistan tuyên bố cũng đã bắn rơi hai máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ.

Một số kênh truyền thông khác thì lại cho rằng mục tiêu phía Ấn Độ bị hạ gục là hai chiếc MiG-21 nhưng cũng có thông tin cho đó là một máy bay MiG-21 và một Su-30MKI.

Truyền thông ở cả hai quốc gia đều bác bỏ các tuyên bố của nhau, cho rằng đó là những thông tin không đúng sự thực. Tuy nhiên, một sự thật không thể chối cãi là Pakistan đã bắt giữ và sau đó trao trả lại phía Ấn Độ một phi công - phi đội trưởng Abhinandan Varthaman.

Ngày 8/4/2019, Không quân Ấn Độ một lần nữa quả quyết Abhinandan đã bắn rơi một chiếc F-16 của Pakistan.

Mặc dù IAF đã đưa ra một số bằng chứng về tình huống xảy ra sự việc dưới dạng hình ảnh radar chưa được xác thực về một chiếc F-16 bị rơi để bảo vệ cho tuyên bố của mình nhưng điều đó là không đủ để kết luận độ xác thực trong tuyên bố của Ấn Độ.

Cho tới nay, tất cả các chứng cứ thu thập được từ các nguồn thông tin mở trên các phương tiện truyền thông xã hội chỉ cho thấy một chiếc MiG-21 của KQ Ấn Độ bị rơi.

Địa điểm rơi mảnh vỡ đầu tiên

Với trường hợp chiếc MiG-21 bị rơi ngày 27/2, có hai khu vực chính tiếp nhận các mảnh vỡ, địa điểm thứ nhất cách địa điểm thứ hai khoảng 1,5 km về phía Đông Bắc. Ở vị trí đầu tiên người ta tìm thấy một phần thân máy bay, về cơ bản còn nguyên mảnh còn ở địa điểm thứ hai gồm các mảnh đuôi rơi rải rác trên một khu vực rộng hơn.

MiG-21 bị bắn tan xác trong trận không chiến Ấn Độ-Pakistan: F-16 vẫn còn là điều bí ẩn - Ảnh 2.

Tổng quan địa điểm chiếc máy bay bị rơi. Ảnh: Google Earth

Trong một bài báo đăng tải ngày 4/3, trang thông tin điều tra độc lập Bellingcat đã xác định được vị trí va chạm thứ nhất nằm ở khu vực giữa hai thị trấn Horan và Kotla. Trước đó, một video phát hành ngày 1/3 đã cho thấy cảnh quay chi tiết từ địa điểm bị rơi này.

Ngoài phần thân máy bay còn nguyên vẹn rơi cách địa điểm thứ hai khoảng 1.500 m, trải rộng khắp làng Sandar thì một số vật thể nhỏ hơn tại đây cũng đã thu hút sự chú ý, nhất là khi Ấn Độ thông báo về vụ việc.

Video ghi nhận địa điểm va chạm đầu tiên

Tuy nhiên, đối tượng được quan tâm hơn ở đây là các phần còn lại của 4 tên lửa riêng biệt. Truyền thông Ấn Độ đưa tin phi công Abhinandan đã phóng một tên lửa dẫn đường hồng ngoại R-73 vào một chiếc F-16 của Không quân Pakistan (PAF) và tiêu diệt nó trước khi chính anh ta bị một máy bay phản lực thứ hai của Pakistan bắn trúng.

MiG-21 có 4 giá treo tên lửa chia đều cho mỗi cánh và thường được nạp 2 tên lửa do Nga sản xuất là R-77 và R-73. R-77 vẫn được coi là đối trọng của tên lửa AIM-120 AMRAAM do Mỹ chế tạo, loại mà F-16 Pakistan có thể đã mang theo. Trong khi đó, R-73, tên lửa tương đối nhẹ hơn R-77 thường được bố trí trên các giá treo bên ngoài như hình phía dưới.

Tên lửa R-77 được chế tạo để tương thích với các biến thể MiG-21 sau này như MiG-21-93 và Bison và do đó khả năng cao là nó đã có mặt trên chiếc máy bay bị bắn rơi.

MiG-21 bị bắn tan xác trong trận không chiến Ấn Độ-Pakistan: F-16 vẫn còn là điều bí ẩn - Ảnh 4.

Hình ảnh MiG-21 Bison trang bị tên lửa R-73 và R-77. Ảnh: Wikimedia

Khi khảo sát hiện trường, kênh nghiên cứu dữ liệu số DFRLab đã tìm thấy phần còn lại của hai tên lửa R-77 và hai tên lửa R-73. Tên lửa đầu tiên được xác định là R-77 ở bên trái thân máy bay. Mảnh vỡ này chỉ chiếm chưa đến một nửa tên lửa, gồm phần lớn phần phía trước của tên lửa.

MiG-21 bị bắn tan xác trong trận không chiến Ấn Độ-Pakistan: F-16 vẫn còn là điều bí ẩn - Ảnh 5.

Mảnh vỡ thứ hai cũng thuộc phần phía trước của tên lửa R-77 và gần bằng một nửa kích thước của mảnh trước đó. Kết hợp các dấu hiệu và đặc điểm cấu trúc của một mô hình trưng bày thì thấy rằng mảnh vỡ này cũng thuộc về một quả R-77, cho dù đó là một tên lửa riêng biệt so với tên lửa khảo sát lúc trước.

MiG-21 bị bắn tan xác trong trận không chiến Ấn Độ-Pakistan: F-16 vẫn còn là điều bí ẩn - Ảnh 6.

Mảnh vỡ thứ hai tái xuất hiện trong một đoạn tweet công bố ngày 17/3, và dường như nó gắn liền với tên lửa thứ hai ở địa điểm xảy ra vụ việc. Đoạn tweet này cùng với một số nguồn thông tin tương tự tuyên bố hình ảnh thuộc về hai quả R-73. Tuy nhiên, điều này là không chính xác.

Đoạn tweet, như nhìn thấy bên dưới, chỉ cho thấy một quả R-73 duy nhất ở phía sau bức ảnh và một quả R-77 duy nhất ở phía trước. R-77, và quan trọng hơn là vết tích hư hại của nó, gần giống với mảnh thứ hai được hiển thị ở trên.

MiG-21 bị bắn tan xác trong trận không chiến Ấn Độ-Pakistan: F-16 vẫn còn là điều bí ẩn - Ảnh 7.

Hình ảnh trên Twitter cho thấy 3 tên lửa không đối không R-73 và R-77

Quả tên lửa R-73 khác trong đoạn tweet không xuất hiện trên bất kỳ hình ảnh nguồn mở nào trước thời điểm bài viết được đăng ngày 17/3. Điều này giải thích cho việc một trong hai quả R-73 đã gắn liền với chiếc MiG bị bắn hạ.

Phần ở gần phía trước nhất, cụ thể là module đầu dò của quả R-73 thứ hai đã được ghi nhận trong một bức ảnh khác về mảnh vỡ, mặc dù không rõ liệu nó đã được chuyển đến vị trí đó từ trước hay đã rơi xuống sau khi tên lửa bắn trúng máy bay. Do hư hại trên quả R-73 trong ảnh khác với quả R-73 trong đoạn tweet nên DFRLab kết luận rằng chúng là các tên lửa riêng biệt.

MiG-21 bị bắn tan xác trong trận không chiến Ấn Độ-Pakistan: F-16 vẫn còn là điều bí ẩn - Ảnh 8.

Như đã được chỉ ra trong một hình ảnh được đăng bởi người dùng Twitter có tài khoản @0threshold thì gắn vào cánh trái là phần động cơ của tên lửa R-73, vẫn ở nguyên trên hệ thống phóng. Đây có thể là từ cùng một tên lửa như mảnh R-73 phía trên hoặc nó có thể là từ quả R-73 thứ hai.

MiG-21 bị bắn tan xác trong trận không chiến Ấn Độ-Pakistan: F-16 vẫn còn là điều bí ẩn - Ảnh 9.

So sánh mảnh vỡ phần động cơ tên lửa R-73 với hệ thống phóng

Điều này khớp với cả bốn tên lửa được xem xét: hai hình ảnh của các mảnh vỡ R-77 riêng biệt, một trong số đó cũng được minh chứng rõ ràng trong đoạn tweet; tên lửa thứ ba - R-73, cũng được hiển thị trong đoạn tweet; và mảnh cuối cùng của một quả R-73 thứ hai.

Như vậy có nghĩa là chiếc MiG-21 bị bắn rơi nhiều khả năng đã không thể bắn hạ một chiếc F-16, trừ phi quả R-73 được công bố trong đoạn tweet thực sự được trang bị cho máy bay và không được ngụy tạo bằng chứng giả.

Địa điểm rơi mảnh vỡ thứ hai

Để xác định xem liệu một hay hai chiếc MiG-21 đã bị bắn hạ, DFRLab đã nghiên cứu kỹ mọi mảnh vỡ được ghi nhận và thấy rằng tất cả chúng đều thuộc về một chiếc máy bay. Những phát hiện này được phân tích chi tiết dưới đây.

Một trong những mảnh vỡ lớn nhất còn nguyên vẹn được phát hiện tại địa điểm rơi thứ hai chính là thùng nhiên liệu, có khả năng bắt nguồn từ một chiếc MiG-21. Thùng nhiên liệu này được chụp trước một tòa nhà ba tầng ở làng Sandar.

MiG-21 bị bắn tan xác trong trận không chiến Ấn Độ-Pakistan: F-16 vẫn còn là điều bí ẩn - Ảnh 10.

Vị trí địa điểm rơi thùng nhiên liệu

Những tin tức từ Ấn Độ và truyền thông quốc tế tuyên bố rằng một trong những bức ảnh của mảnh vỡ từ chiếc F-16 rơi xuống lãnh thổ Pakistan. Tuy nhiên, kết quả khảo sát các nguồn mở của Bellingcat cho thấy mảnh vỡ là lớp vỏ ngoài của MiG-21. Cụ thể, phần này dường như là bộ phận phía dưới của cụm đuôi chiếc MiG-21.

MiG-21 bị bắn tan xác trong trận không chiến Ấn Độ-Pakistan: F-16 vẫn còn là điều bí ẩn - Ảnh 11.

Các mảnh vỡ thuộc về MiG-21

Phân tích các mảnh vỡ cho thấy, nó có khả năng tách ra từ một mảnh vỡ lớn hơn từ hệ thống điều khiển máy bay, gồm một phần của bộ ổn định dọc và thang máy bên phải - được sử dụng để đặt bánh lái tương ứng với MiG-21.

Khi đếm các đinh tán trên MiG-21 chưa được sơn, số lượng đường đinh tán dọc ở mảnh vỡ khớp với những đinh tán trong ảnh tham chiếu MiG-21.

Kiểm tra thêm các cảnh quay video cho thấy phần nhô ra từ phần thân chính, rất khớp với bộ ổn định dọc thấp hơn của MiG-21. Điều này càng chứng tỏ phần đó là từ phía sau máy bay.

Một video từ Facebook cho thấy đoạn này được kéo dọc theo mặt đất, vì vậy không rõ liệu mảnh vỡ có rơi xuống đâu đó gần thùng nhiên liệu hay không, mặc dù nó được phát hiện ở gần cùng một vị trí.

So sánh tòa nhà trong đoạn video với hình ảnh vệ tinh thì có vẻ như bức tường đá ở phía bên phải góc nhìn máy ảnh là cùng một bức mà thùng nhiên liệu tựa vào.

Một hình ảnh khác cũng xuất hiện cho thấy mảnh vỡ ở trên với một phần bộ phận ổn định dọc, một phần động cơ và thang máy bên phải từ một chiếc MiG-21.

MiG-21 bị bắn tan xác trong trận không chiến Ấn Độ-Pakistan: F-16 vẫn còn là điều bí ẩn - Ảnh 13.

Hình ảnh mảnh vỡ khớp với đuôi MiG-21

Kết luận

Vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa được giải đáp liên quan tới vụ chiếc MiG bị bắn rơi trong cuộc giao tranh ngày 27/2 giữa Ấn Độ và Pakistan. Không có bằng chứng nào cho thấy, một chiếc F-16 của Không quân Pakistan, một Su-30MKI của KQ Ấn Độ hay nhiều hơn một MiG-21 đã bị bắn hạ trong sự cố này.

Tất cả các mảnh vỡ được ghi nhận trên các nguồn thông tin mở dường như đều bắt nguồn từ một chiếc MiG-21 duy nhất bị nổ giữa không trung và các mảnh vỡ rơi xuống ở hai địa điểm tương đối gần nhau.

Thực tế chiếc máy bay bị bắn trúng phần đuôi cùng với các mảnh vỡ rơi rải rác theo hướng đông bắc cho thấy MiG bị tấn công từ phía sau tại điểm mà nó đang di chuyển về phía biên giới Ấn Độ.

Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa rõ chiếc máy bay nào đã bắn hạ MiG-21 và rất có thể, bằng chứng thuyết phục để đi đến kết luận cuối cùng cho vấn đề này sẽ không bao giờ được công bố.

Do tất cả các tên lửa R-73 đã được đếm đủ nên tuyên bố cho rằng phi công Ấn Độ đã phóng tên lửa trước khi máy bay của anh ta bị bắn trúng có rất ít khả năng xảy ra.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại