Gừng là loại củ gia vị quen thuộc của mọi nhà bếp, nhưng thực chất vai trò của nó có thể có được hơn nhiều so với chỉ để tăng hương vị cho món ăn hay làm ấm cơ thể.
Chẳng hạn, đã bao giờ chính bạn nghĩ đến việc đặt gừng xuống dưới gối?
Thái vài lát gừng tươi sau đó dùng gạc mỏng bọc lại và để ở đầu giường ngủ, có thể ở cạnh gối hoặc dưới gối, sẽ giúp giấc ngủ của bạn ngon và sâu hơn bởi mùi gừng có tác dụng an thần.
Những phụ nữ có gia đình thường bị căng thẳng do áp lực công việc và gia đình, những người bị khó ngủ áp dụng cách này liên tục nhiều ngày sẽ thấy chất lượng giấc ngủ được cải thiện nhiều.
Thật ra, bạn cũng có thể giảm căng thẳng bằng cách hãm và uống trà gừng, nhưng do dùng gừng vào buổi tối có thể dẫn đến bất lợi cho sức khỏe nên tốt nhất chỉ nên áp dụng việc để vài lát gừng trên giường ngủ, nhất là khi gừng với mùi cay nồng ấm đặc trưng còn có thể tăng ham muốn tình dục, tạo cảm hứng yêu cho các cặp đôi.
Và kể cả với những người độc thân, những người thường bị cảm giác cô đơn thì mùi gừng cũng tạo cảm giác ấm áp, giảm cảm giác cô đơn, đồng thời còn âm thầm diệt khuẩn, thanh lọc không khí để bạn được ngủ trong bầu không khí trong lành, dễ chịu.
(Ảnh: Internet)
Và tất nhiên nhắc đến gừng thì không thể không nhắc đến những công dụng như:
- Kích thích ăn uống;
- Làm dịu và bảo vệ dạ dày, phòng các bệnh đường tiêu hóa;
- Giảm đau, giảm cân;
- Giữ ấm cơ thể, hỗ trợ trị cảm lạnh;
- Thanh lọc cơ thể;
- Chống say tàu xe;
Tuy nhiên, cần nhắc lại là bất cứ thứ gì cũng vậy và gừng không phải là ngoại lệ: dù tốt thì cũng chỉ tốt nếu dùng đúng cách, đúng lượng, đúng người.
Chúng ta cần lưu ý không nên tiếp nhận gừng vào cơ thể vào buổi tối, mỗi ngày chỉ dùng tối đa vài lát gừng, nếu thấy gừng đã hỏng - ủng - mọc mầm thì không nên dùng.
Nếu bạn có những vấn đề sức khỏe đặc biệt như có thể trạng nóng, có bệnh phổi, bệnh thận, mật… hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.