Những tấm bê tông cốt thép che phủ căn hầm dường như quá mỏng manh để bảo vệ Akeem Ferguson cùng các đồng đội của mình trước sức công phá khủng khiếp của tên lửa đạn đạo Iran. Vẫn còn sốc trước sự kiện kinh hoàng này, trung sĩ Ferguson hồi hộp kể lại:
"Tôi nằm chặt súng và gục đầu xuống và tôi cố gắng tìm cho mình một chỗ thoải mái, khi đó tôi bắt đầu thầm hát với các con gái của mình... Và tôi chỉ biết chờ đợi. Tôi hy vọng rằng cho dù có chuyện gì xảy ra thì cũng sẽ trôi qua thật nhanh".
"Khi đó tôi xác định 100% rằng mình đã sẵn sàng chết", anh nói thêm.
Trung sĩ Ferguson ở bên ngoài một hầm ngầm của quân đội Mỹ, tương tự với căn hầm đã che chở anh trong cuộc tấn công tên lửa kinh hoàng của Iran rạng sáng 08/01/2020.
Ferguson đã sống sót cùng với các binh sĩ Mỹ và các nhà thầu quân sự khác ở căn cứ al-Assad tại Iraq sau đòn tập kích tên lửa khủng khiếp của Iran.
Vụ tập kích này là một đòn tấn công lớn nhất vào một căn cứ có lính Mỹ đồn trú trong một thập kỷ qua. Các binh sĩ cho biết không có thương vong nhưng họ đã sốc trong "nỗi kinh hoàng" dù thời gian rất ngắn.
Các binh sĩ Mỹ đồn trú tại căn cứ này đang thực hiện sứ mệnh tiêu diệt khủng bố IS và huấn luyện các lực lượng an ninh Iraq. Hiện cũng đã xác định được rằng không có binh sĩ Iraq nào thương vong trong vụ tấn công tên lửa nói trên.
Nhìn cận cảnh tan hoang của căn cứ mới thấy sự khủng khiếp như thế nào của đòn trả đũa của Ira. Các binh sĩ Mỹ đã nhận được cảnh báo về vụ tấn công vài giờ trước khi nó diễn ra, điều đó cho phép họ sống sót.
Tại thời điểm bị Iran tấn công, căn cứ của họ thiếu các hệ thống tên lửa phòng không đủ sức đánh chặn và bẻ gẫy cơn mưa tên lửa đạn đạo. Quân đội Mỹ hầu như không xây dựng thêm các công trình tại căn cứ thuộc loại lâu đời và lớn nhất ở Iraq để bảo vệ trước một đòn tấn công khủng khiếp như vậy. Lính Mỹ chỉ còn biết ẩn nấp rồi cầu nguyện mà thôi.
Ở gần sân bay, các mảnh thép từ đầu nổ lổn nhổn dưới chân 2 binh sĩ Mỹ khi họ san lấp cái hổ khổng lồ gây ra bởi một quả tên lửa đạn đạo Iran. Cái hồ này sâu khoảng 2 mét và có đường kính khoảng 3 mét, thật khủng khiếp!
Cảnh tượng hoang tàn tại căn cứ Al-Asad sau khi bị tên lửa Iran tấn công.
Một chiếc dép xỏ ngón, một quân bài Uno, và một cái áo khoác quân sự lòi ra từ dưới mảnh vở cháy nham nhở còn sót lại từ một quả tên lửa.
Địa điểm này là nơi đồn trú của một đơn vị máy bay không người lái tại căn cứ. Họ đã kịp nhanh chân rút đi trước khi vụ tấn công của Iran xảy ra.
Cũng giống như tất cả các đơn vị quân đội Mỹ khác ở căn cứ, họ đã khẩn cấp chui xuống hầm trú ẩn từ hơn 2 giờ trước khi quả tên lửa đầu tiên phát nổ.
Vụ tấn công của Iran là nhằm trả đũa vụ ám sát tướng Soleimani do máy bay không người lái Mỹ thực hiện theo lệnh trực tiếp từ Tổng thống Dobald Trump.
Vài ngày sau vụ tấn công, không ai bị thương đã khiến không khí ở căn cứ al-Asad dễ thở hơn một chút sau nhiều ngày báo động sẵn sàng chiến đấu cao.
11 quả tên lửa Iran đã bắn trúng vào nhiều vị trí của Quân đội Mỹ tại căn cứ không quân Iraq nằm trên vùng sa mạc này. Một quả trong số đó đã bắn trúng vào khu vực có quân Iraq đồn trú.
Gần 1/3 căn cứ này nằm dưới sự kiểm soát của Quân đội Mỹ. Các tên lửa đạn đạo Iran sử dụng hệ thống dẫn đường tinh vi đã đánh trúng những vị trí nhạy cảm của Mỹ, phá hủy một doanh trại của lực lượng đặc biệt Mỹ, 2 nhà chứa máy bay và một khu vực đồn trú của các sĩ quan điều khiến máy bay không người lái Mỹ.
Được cảnh báo trước
Cảnh báo đầu tiên về đòn tấn công tên lửa của Iran từ kênh tình báo bí mật đã được phát đi từ buổi tối, nhiều tiếng trước khi xảy ra. Vào lúc 11 giờ đêm ngày 07/01, hầu hết lính Mỹ tại căn cứ al-Asad đã chui xuống hầm trú ẩn, và một số nhỏ khác đã được không vận rời khỏi căn cứ này theo lệnh của chỉ hủy.
Chỉ những nhân sự nhạy cảm như kính bảo vệ tháp canh và các phi công điều khiển máy bay không người lái là chưa xuống hầm. Họ được lệnh bảo vệ căn cứ trước một đợt tấn công trên mặt đất được cho là sẽ xảy ra sau đòn tập kích tên lửa.
Vụ tấn công trên mặt đất đã không bao giờ xảy ra, và các lính Mỹ chi rời khỏi hầm trú ẩn khi bình minh ló rạng. Vụ tấn công đã kết thúc ngay trước lúc 4 giờ sáng.
Hầm trú ẩn đủ tốt để chống tên lửa đạn đạo
Khi đòn tấn công chuẩn bị xảy ra, hầu hết các binh sĩ Mỹ đã chui xuống hầm trú ẩn xây dựng từ thời cố Tổng thống Saddam Hussein, được thiết kế theo cấu trúc giống như kim tự tháp, được bố trí ở hầu khắp căn cứ.
Những căn hầm này được xây dựng nhiều thập kỷ trước để phòng thủ trước những đòn tấn công của Iran. Công trình này là nhân chứng lịch sử của cuộc chiến đấm máu kéo dài 8 năm giữa Baghdad và Tehran (1980-1988).