Làm sao để biết bạn đã nhiễm độc chì hay chưa?

Vân Hồng |

Trước nguy cơ thực phẩm thiếu an toàn dẫn đến nhiễm độc chì một cách bị động, làm sao để bạn biết nhiễm độc chì cụ thể như thế nào? Liệu có thể thải độc không?

Nhiễm độc chì là gì?

Chì và các hợp chất của nó có độc tính gây hại đến các mô của con người. Khi chì nhiễm vào cơ thể, nó sẽ len lỏi vào các tế bào, đi tiếp vào đường hô hấp, nhanh chóng thâm nhập vào máu.

Đồng thời, nếu hấp thụ qua đường tiêu hóa cũng sẽ di chuyển vào quá trình lưu thông máu dẫn đến ngộ độc.

Các triệu chứng của nhiễm độc chì là tiêu chảy, đau đầu, tim đập nhanh, tuy nhiên bệnh nhân nhiễm độc chì lâm sàng phải nhập viện xảy ra không nhiều.

Hầu hết các trường hợp trẻ em nhiễm độc chì đều bắt nguồn từ việc ăn uống, tiếp xúc chì từ đường miệng dẫn chì vào hệ tiêu hóa.

Làm sao để biết bạn đã nhiễm độc chì hay chưa? - Ảnh 1.

Hít không khí chứa chì có thể khiến cơ thể bị nhiễm chì (Ảnh minh họa)

Các triệu chứng của nhiễm độc chì

Các triệu chứng cốt lõi của ngộ độc chì chính là nằm trong hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, máu và hệ thống tiêu hóa ở từng mức độ khác nhau.

Khi nhiễm độc chì, triệu chứng cụ thể ở hệ tiêu hóa thường là chán ăn, đau bụng, có vị kim loại trong miệng, tiết nước bọt, đầy bụng, táo bón, có máu trong phân, đau bụng, gan to ra, vàng da và rối loạn chức năng gan...

Các triệu chứng cốt lõi của ngộ độc chì chính là nằm trong hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, máu và hệ thống tiêu hóa ở từng mức độ khác nhau.

Hệ thần kinh xuất hiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt, phiền não lo âu, mất ngủ, buồn ngủ, khó chịu, dễ bị kích động, trường hợp nặng có thể có mê sảng, co giật, hôn mê và thậm chí phù não, nặng hơn có thể dẫn đến viêm dây thần kinh ngoại vi.

Hệ tuần hoàn sẽ xuất hiện triệu chứng thiếu máu khiến sắc mặt nhợt nhạt, đánh trống ngực, khó thở và các triệu chứng khác.

Hệ bài tiết có triệu chứng đau lưng, phù nước, tiết niệu có protein, máu trong nước tiểu, tiểu cặn, suy thận nặng. Gan to ra, rối loạn chức năng gan ...

Trẻ em sẽ bị hiếu động thái quá, mất tập trung…tuy nhiên đây không phải là triệu chứng đặc trưng do nhiễm chì.

Đối với những bà mẹ có nguy cơ nhiễm chì hoặc nhiễm chì khi mang thai, nên làm xét nghiệm cho trẻ khi bé được 1 tuổi, khám lại lần 2 khi bé 2 tuổi để xác định trẻ có bị nhiễm chì hay không.

Nhiễm độc chì -sát thủ dấu mặt vì triệu chứng nhẹ nhưng nguy cơ nặng - Ảnh 2.

Thức uống nếu chứa chì sẽ làm cho cơ thể bị nhiễm chì (Ảnh minh họa)

Điều trị ngộ độc chì như thế nào?

Nhiễm độc chì trong máu cần có sự xét nghiệm để biết được mức độ nặng nhẹ, từ đó quyết định phương pháp điều trị phù hợp.

- Nhiễm ở mức nhẹ:

Cần hướng dẫn kiến thức về bệnh nhiễm độc chì thông qua hình thức giáo dục sức khỏe, đề phòng những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiễm chì.

Rửa tay tắm rửa sạch sẽ thường xuyên, không tiếp xúc với môi trường có chứa chì.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bổ sung canxi, kẽm và các khoáng chất, các nguyên tố vi lượng, vitamin nếu cần thiết. Thường xuyên kiểm tra khám bệnh định kỳ để biết mức độ nhiễm bệnh.

- Nhiễm ở mức nặng:

Cần phải sử dụng phương pháp uống thuốc để loại bỏ chì như: calcium disodium Edetate (CaNa2EDTA), DMSA (DMSA), Dimercaprol (BAL).

Lưu ý rằng những loại thuốc này có tác dụng phụ rất lớn, ảnh hưởng đến tim, gan, thận và các hiệu ứng tổn thương cơ quan khác.

Đồng thời có thể làm rối loạn, ức chế các khoáng chất, nguyên tố vi lượng và nước, mất cân bằng điện giải.

Khi sử dụng các thuốc này phải nhập viện để được theo dõi sự thay đổi của các chức năng gan và thận ECG, nước, điện giải và nguyên tố vi lượng và các thay đổi khác.

Chú ý đến bảo vệ chức năng của gan, thận và tim, kịp thời bù nước và cân bằng điện giải, bổ sung canxi, kẽm, sắt, các khoáng chất và nguyên tố vi lượng khác.

Ăn gì để giải độc chì?

Làm sao để biết bạn đã nhiễm độc chì hay chưa? - Ảnh 3.

Nên điều chỉnh chế độ ăn uống để đào thải chì (Ảnh minh họa)

Khi bạn biết rằng cơ thể có nguy cơ nhiễm độc chì, nên ngay lập tức điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm nhẹ triệu chứng bệnh.

- Ăn thực phẩm giàu vitamin C:

Khi Vitamin C kết hợp với chì sẽ tạo nên chất không hòa tan trong nước, sẽ được đào thải ra ngoài cùng chất thải.

Liều lượng mỗi ngày ít nhất 150mg vitamin C, nếu có các triệu chứng của nhiễm độc chì cần phải được tăng lên đến 200mg đối với trẻ em.

Vitamin C có nhiều nhất trong các loại trái cây, rau quả như cam chua, chanh, lựu, táo gai, táo, dâu tây, ớt tươi, bắp cải, tỏi, mù tạt, cà chua, súp lơ.

- Thực phẩm giàu protein và chất sắt

Đạm và sắt có thể thay thế chì kết hợp với mô hữu cơ, đẩy nhanh sự trao đổi chất để đào thải chì.

Các thực phẩm giàu protein và sắt như trứng, sữa, thịt nạc, các loại rau xanh, trái cây, rau bina, cần tây, rau dền, cà chua, cam quýt, đào, mận, mơ, dứa…

- Tỏi:

Làm sao để biết bạn đã nhiễm độc chì hay chưa? - Ảnh 4.

Thực phẩm sẽ giúp đào thải triệu chứng nhiễm độc chì (Ảnh minh họa)

Chất allicin trong tỏi có thể được kết hợp với chì để trở thành các hợp chất không độc hại. Ngoài ra, pectin có vai trò lớn trong việc ức chế sự hấp thu chì.

- Sữa chua

Sữa chua có tác dụng kích thích nhu động ruột và giảm sự hấp thụ chì trong quá trình tiêu hóa, nên ăn sữa chua với lượng phù hợp.

* Theo Baike

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại